Ăn dặm và tất cả những kiến thức mẹ cần biết

Ăn Dặm Và Tất Cả Những Kiến Thức Mẹ Cần Biết

Ăn dặm được nhiều mẹ coi là “mốc trưởng thành” đầu tiên của con vì khi con ăn dặm thì không chỉ cơ thể mà cả các giác quan của con sẽ được làm quen với một công việc hoàn toàn mới: Tập ăn thức ăn như người lớn!

Và để hành trình ăn dặm của mẹ và con thật suôn sẻ và tràn đầy hạnh phúc, POH mời mẹ theo dõi bài viết về tất cả những kiến thức khi cho con ăn dặm mẹ cần biết này nhé!

Mục lục

Trước khi cho bé ăn dặm, mẹ cần biết những gì?

     Chuẩn bị thực đơn ăn ặm đầu tiên cho bé

     Ăn dặm theo độ tuổi – Chào đời đến 6 tháng tuổi

     Dụng cụ ăn dặm cho bé

Bắt đầu cho trẻ ăn dặm

    Trẻ sơ sinh tập ăn dặm

    Mẹ cho bé ăn bao nhiêu khi tập ăn dặm

    Ăn dặm thế nào là an toàn?

Dinh dưỡng và thói quen ăn dặm lành mạnh cho trẻ

    Thực phẩm ăn dặm tốt nhất cho trẻ

    Thực phẩm nên tránh kh cho bé ăn dặm

    Cho bé ăn cùng cả nhà 

    Trái cây, rau xanh – Hai thực phẩm lý tưởng cho bé ăn dặm

    Bổ sung vitamin cho bé ăn dặm

    Trẻ ăn dặm ăn chay có được không?

    Đảm bảo vệ sinh thực phẩm ăn dặm cho bé

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng tuổi

     Ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

     Thực đơn ăn dặm cho bé 7 đến 9 tháng tuổi

     Thực đơn ăn dặm cho bé 10 đến 12 tháng

Các vấn đề thường gặp ở trẻ ăn dặm

     Đau bụng ở trẻ ăn dặm

     Táo bón khi ăn dặm

     Sặc và hóc khi ăn dặm

Trước khi cho bé ăn dặm, mẹ cần biết những gì?

Chuẩn bị thực đơn ăn dặm đầu tiên cho bé

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là giai đoạn bé chuyển dần từ việc ăn hoàn toàn sữa mẹ/SCT sang ăn các loại thực phẩm phong phú, đa dạng hơn.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, thức ăn chính của bé là sữa mẹ/SCT. Tuy nhiên đến giai đoạn 6 tháng tuổi, cơ thể bé bắt đầu đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng hơn từ các loại thực phẩm ngoài sữa.

Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cũng như tập cho con các mốc phát triển kĩ năng theo từng giai đoạn, mẹ nên cho trẻ ăn dặm trước khi con được 1 tuổi để con có thể làm quen và thích thú với việc ăn dặm. Thời điểm thích hợp nhất được WHO khuyến cáo là khi trẻ được 6 tháng tuổi và có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm.

 

E1Baa2Nh201

 Thực đơn ăn dặm đầu tiên của bé có thể chỉ là một chút rau củ nghiền nhuyễn là đủ.

Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm bé chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) và ăn dặm truyền thống là 3 phương pháp cho trẻ ăn dặm phổ biến nhất hiện nay. Mỗi phương pháp ăn dặm có ưu, nhược điểm và cách thực hiện khác nhau, vì thế mẹ nên dựa vào điều kiện gia đình để chọn cho con một phương pháp ăn dặm phù hợp nhất.

Hoặc mẹ cũng có thể áp dụng hai hay nhiều phương pháp với nhau để tạo hứng thú cho con trong quá trình ăn dặm cũng như tiết kiệm thời gian và công sức cho mẹ, ví dụ như: Ăn dặm truyền thống kết hợp với ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống kết hợp với BLW hay ăn dặm kiểu Nhật kết hợp với BLW,…

Việc chuẩn bị thực đơn ăn dặm đầu tiên cho bé cũng tùy thuộc vào phương pháp ăn dặm. Nếu mẹ chọn ăn dặm truyền thống hay ăn dặm kiểu Nhật, thực đơn sẽ bao gồm cháo hoặc bột loãng và rau củ nghiền. Nếu mẹ chọn ăn dặm BLW thì thực đơn đầu tiên sẽ là các loại rau củ luộc được cắt với kích thước phù hợp.

Chuẩn bị ăn dặm cho trẻ đúng cách ngay từ đầu cũng như trang bị các kiến thức cần thiết về ăn dặm sẽ giúp hành trình ăn dặm của con thuận lợi hơn.

Mời mẹ cùng tìm hiểu với POH trong bài Chuẩn bị thực đơn ăn dặm đầu tiên cho bé  và Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì nhé!

Ăn dặm theo độ tuổi – Chào đời đến 6 tháng tuổi

Ăn dặm 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng được WHO khuyến cáo. Ngoài đặc điểm về tháng tuổi, mẹ cũng có thể nhận biết con đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa bằng cách quan sát các dấu hiệu sau:

  • Bé cứng cổ, có thể giữ thẳng đầu (đây là dấu hiệu rất quan trọng)
  • Bé có thể tự ngồi tốt hoặc ngồi vững và cần rất ít sự trợ giúp
  • Có thể tự cầm và đưa đồ vật vào mồm một cách chính xác

 

De1Bab7M209 2

Bé ngồi vững và có thể giữ thẳng đầu là dấu hiệu quan trọng cho biết bé đã sẵn sàng ăn dặm.

Nếu con đã đủ hoặc gần đủ 6 tháng tuổi và có những dấu hiệu trên, nghĩa là con đã sẵn sàng ăn dặm. Mẹ cần phân biệt các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm với các dấu hiệu khác dễ gây nhầm lẫn, ví dụ như: Trẻ ngậm tay, ăn nhiều sữa hơn hay tỉnh giấc vào ban đêm – đây không phải là các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm ở trẻ.

Với trẻ ăn dặm 5 tháng tuổi hoặc sớm hơn thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ và nên nhớ tuyệt đối không cho con ăn dặm trước 4 tháng tuổi vì sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ.

Và dù mẹ cho con ăn dặm BLW, ăn dặm kiểu Nhật hay ăn dặm truyền thống thì mẹ cũng cần thử dị ứng trước khi cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: Sữa tươi và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,…), thực phẩm chứa gluten, các loại hạt, cá và thủy hải sản có vỏ, trứng, đậu nành và các loại bánh mì…

Mời mẹ tham khảo thêm thông tin trong bài viết Ăn dặm theo độ tuổi_chào đời đến 6 tháng tuổi.

Dụng cụ ăn dặm cho bé

Những dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm mẹ cần chuẩn bị bao gồm: Đồ dùng chế biến và dụng cụ khi cho trẻ ăn dặm.

Đồ dùng chế biến gồm có: Máy xay thức ăn hoặc bộ chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật (nếu mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật), khay đá và các dụng cụ lưu trữ thực phẩm, dao cắt thực phẩm hình răng cưa (nếu mẹ cho bé ăn dặm BLW) và các loại đồ dùng cần thiết khác.

Dụng cụ ăn dặm cho trẻ gồm: Ghế ăn dặm, bát nhỏ, thìa, dĩa, khay đựng thức ăn, yếm ăn, cốc tập uống…

 

E1Baa2Nh203

Dụng cụ cho bé ăn dặm nên được chuẩn bị riêng.

Đồ ăn dặm cho bé nên được chuẩn bị và chế biến bằng các đồ dùng làm từ nguyên liệu an toàn, nếu làm từ nhựa thì cần chọn nhựa không chứa BPA. Dụng cụ chế biến đồ sống và đồ chín nên phân biệt rõ ràng. Các đồ dùng để chế biến và cho bé ăn dặm cũng nên dùng các dụng cụ riêng, không dùng chung với đồ dùng của cả gia đình.

Ghế ăn dặm là dụng cụ ăn dặm rất quan trọng nếu mẹ muốn tập cho con thói quen ăn uống khoa học và kỉ luật bàn ăn. Có 2 loại ghế ăn dặm phổ biến trên thị trường là ghế gấp gọn Booster Seat (thích hợp với gia đình không ngồi bàn ăn hoặc ngồi bàn ăn thấp) và ghế cao High Chair (ghế ăn lắp vào ghế ăn cao của gia đình).

Cũng như các đồ ăn dặm khác, ghế ăn dặm mẹ nên chọn loại làm từ nhựa không chứa BPA hoặc gỗ an toàn cho trẻ.

Để có thêm thông tin về các dụng cụ phục vụ cho việc ăn dặm cũng như các mẹo chọn mua, mẹ đọc thêm bài viết Dụng cụ ăn dặm cho bé cùng POH nhé!

Bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Trẻ sơ sinh tập ăn dặm

Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì và cách chế biến như thế nào là các câu hỏi thường gặp của các mẹ khi mới cho con ăn dặm. Đối với thực phẩm cho trẻ bắt đầu ăn dặm, cả 3 phương pháp đều giống nhau, nhưng cách chế biến lại khác nhau.

Ăn dặm truyền thống sẽ bắt đầu từ cháo hoặc bột trộn chung với 1 loại củ quả hấp, luộc chín rồi xay nhuyễn, hỗn hợp này nên có độ đặc ít, chỉ đặc hơn sữa mẹ một chút để trẻ làm quen dần dần.

Đối với ăn dặm kiểu Nhật, thức ăn đầu tiên của bé nên là cháo hoặc bột loãng được nấu với tỉ lệ 1:10 (1 phần cháo nấu với 10 phần nước) hoặc củ quả luộc, hấp được nghiền hoặc xay nhuyễn trộn chung với nước dashi sao cho có độ loãng như cháo 1:10.

  

E1Baa2Nh204 1

Trẻ tập ăn dặm BLW lần đầu chỉ cần một miếng cà rốt và súp lơ hấp như thế này.

Nếu mẹ cho bé ăn dặm tự chỉ huy BLW, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm với các loại củ quả cắt răng cưa dạng thanh dài to bằng 2 ngón tay người lớn chụm lại và được luộc, hấp không quá mềm tránh việc trẻ cầm nắm làm nát thức ăn.

Một số nguyên tắc chung về việc chế biến và cho trẻ ăn dặm mẹ cần lưu ý ngay từ đầu: Không nêm mắm, muối, đường hay các loại phụ gia khác vào đồ ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi, không nên ép trẻ ăn mà để trẻ ăn theo nhu cầu, không cho trẻ ăn rong hay xem tivi, ipad khi ăn,…

Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin về ăn dặm bé chỉ huy BLW tại bài viết Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW) của POH nhé

Mẹ cho bé ăn bao nhiêu khi tập ăn dặm

Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ là băn khoăn của hầu hết các mẹ lần đầu cho con ăn dặm vì thông thường các bé đều ăn rất ít hay thậm chí có nhiều bé không chịu hợp tác khi mới bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, các mẹ không cần quá lo lắng về lượng ăn của bé khi mới tập ăn dặm.

Giai đoạn dưới 1 tuổi, sữa mẹ, sữa công thức vẫn là thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ. Các thực phẩm ngoài sữa trẻ ăn dặm trong giai đoạn này chủ yếu là để cơ thể có thể tập các kĩ năng ăn uống.

Mục đích là để có thể thuận lợi ăn uống, hấp thu dinh dưỡng bên ngoài tốt nhất khi bước sang giai đoạn trên 1 tuổi – giai đoạn thực sự cần bổ sung dinh dưỡng ngoài sữa.

  

E1Baa2Nh206

Ngoài việc ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của con yêu.

Vì vậy, mẹ không nên ép con ăn mà cứ để trẻ ăn theo khả năng và chủ động trong việc ăn uống của mình.

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên là điều mà mẹ cần đặc biệt lưu ý vì lần đầu tiên sẽ quyết định rất lớn đến thái độ của bé đối với bữa ăn. Mẹ nên nhớ, thời điểm này bé chỉ mới tập ăn dặm, vì thế mẹ không nên nôn nóng ép bé ăn quá nhiều trong lần đầu tiên, điều này dễ khiến bé sợ ăn và không hợp tác trong những bữa ăn sau.

Tìm hiểu thêm thông tin về lượng ăn cần thiết của trẻ tại bài viết Mẹ cho bé ăn bao nhiêu khi tập ăn dặm BLW  của POH nhé.

Ăn dặm thế nào là an toàn?

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên mẹ có thể thực hiện như sau: Lấy một chút đồ ăn vào bát con (bát như đựng nước mắm trong gia đình) và cho bé ăn bằng thìa 5ml. Mẹ cũng không nên lấy thức ăn đầy thìa và nhét thẳng thìa vào miệng bé mà nên lấy từng chút một và cho bé ăn một cách từ từ để bé làm quen dần với mùi vị thức ăn.

Với trẻ ăn dặm 5 tháng tuổi hay sớm hơn mốc 6 tháng, bữa ăn dặm đầu tiên mẹ càng không nên đặt nặng yếu tố ăn nhiều mà nên chú trọng vào việc giới thiệu thức ăn với con cũng như quan sát thái độ của con với thức ăn để điều chỉnh thực đơn cho phù hợp.

  

E1Baa2Nh207

Nguyên tắc đảm bảo an toàn khi ăn dặm đầu tiên: Luôn cho con ngồi an toàn trong ghế ăn khi ăn.

Để luôn đảm bảo an toàn cho bé khi ăn dặm, tránh các tình trạng hóc, nghẹn, sặc nguy hiểm, mẹ cần nhớ:

  • Luôn để trẻ ngồi trong ghế ăn khi ăn dặm và luôn cài đai an toàn cho con cẩn thận khi con ngồi trong ghế ăn dặm
  • Không rời mắt khỏi con trong suốt quá trình ăn
  • Phân biệt biểu hiện của các hiện tượng hóc, nghẹn, sặc và nắm rõ cách sơ cứu khi con bị hóc, nghẹn, sặc
  • Đảm bảo thức ăn của con không lẫn xương hay các loại vỏ cứng
  • Đối với các loại trái cây nhỏ và thon dài, cắt đôi theo chiều dọc và bỏ hạt đối với tất cả các loại quả

POH mời mẹ đọc thêm bài Ăn dặm thế nào là an toàn để hiểu rõ hơn về các mẹo để giữ an toàn tối đa cho con khi bé ăn dặm nhé!

Dinh dưỡng và thói quen ăn dặm lành mạnh cho trẻ

Thực phẩm ăn dặm tốt nhất cho trẻ

Thực đơn ăn dặm cho bé nên có đầy đủ các loại thực phẩm đa dạng, đặc biệt là rau, củ, quả nên cho bé ăn đủ theo màu sắc cầu vồng. Nếu bé tỏ ra không thích một loại thức ăn nào đó, mẹ hãy cứ thỉnh thoảng giới thiệu cho bé nhưng không cần ép bé phải ăn.

Các loại sách ăn dặm kiểu Nhật, sách hướng dẫn ăn dặm BLW sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm dinh dưỡng và lành mạnh cho trẻ.

Đối với trẻ ăn dặm truyền thống, mẹ chỉ cần nhớ tuân thủ thứ tự giới thiệu thực phẩm và các nguyên tắc chế biến đồ ăn dặm cũng như kỉ luật bàn ăn là có thể xây dựng thực đơn khoa học cho bé.

  

E1Baa2Nh208 1

Nên cho con ăn đủ các loại rau củ theo màu sắc cầu vồng.

Một số loại thực phẩm ăn dặm được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là mang lại nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ có thể kể đến:

  • Các loại hoa quả: Bơ, chuối, quả việt quất, mận khô
  • Các loại rau củ: Bông cải xanh, khoai tây, đậu lăng, bí đỏ
  • Các loại thịt chứa nhiều sắt: Các loại thịt đỏ và thịt gia cầm sẫm màu
  • Sản phẩm từ sữa: Sữa chua (đối với trẻ dưới 1 tuổi nên cho trẻ ăn sữa chua không đường làm từ sữa mẹ, sữa công thức)

Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì và gợi ý cách chế biến cũng như thông tin về hàm lượng dinh dưỡng trong từng loại thực phẩm như thế nào? Mời mẹ đọc thêm bài viết  5 loại thực phẩm tốt nhất cho trẻ ăn dặm của POH nhé!

Ngoài ra, bài viết 10 thực phẩm ăn dặm dinh dưỡng cho bé cũng gợi ý cho mẹ thêm nhiều sự lựa chọn khi  xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, ba mẹ tham khảo nhé

Thực phẩm nên tránh khi cho bé ăn dặm

Thực phẩm ăn dặm cho bé không phải là tất cả các loại thực phẩm mà người lớn chúng ta ăn hàng ngày. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng nguy hiểm, khó tiêu hoặc chứa nhiều chất không có lợi cho hệ tiêu hóa non nớt được các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ làm quen trong quá trình ăn dặm.

Một số thực phẩm, gia vị mẹ cần lưu ý không nên cho bé làm quen khi ăn dặm đó là:

  • Mật ong: Tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong cũng như các loại thức ăn chứa mật ong
  • Muối và các sản phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối
  • Đường và các sản phẩm chứa đường (nước trái cây đóng chai, sữa tươi, bánh kẹo…)
  • Sữa tươi, trứng, lạc và các loại hạt khác
  • Các loại quả tròn nhỏ có khả năng gây hóc, nghẹn nên được sơ chế và chế biến cẩn thận trước khi cho trẻ ăn

  

E1Baa2Nh2061 1

Tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong và các món ăn có chứa mật ong.

Đối với muối và đường, nhiều mẹ cho rằng nếu không nêm gia vị thì thức ăn sẽ nhạt và khó ăn làm con biếng ăn, không thích thú với bữa ăn. Điều này đã được các chuyên gia chứng minh là không đúng vì vị giác của trẻ nhỏ chưa phát triển như người lớn, trẻ chưa phân biệt được mặn nhạt nên đây không phải lý do khiến trẻ lười ăn, biếng ăn.

Quan trọng hơn là thận của trẻ dưới 1 tuổi chưa hoàn thiện để lọc quá nhiều muối và đường trong thức ăn, vì thế nên việc nêm gia vị vào thức ăn của trẻ sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể làm việc quá tải, dễ dẫn đến một số bệnh cho trẻ sau này.

Tìm hiểu thêm danh sách này tại bài viết Thực phẩm nên tránh khi cho bé ăn dặm.

Cho bé ăn cùng cả nhà giống như một thành viên trong gia đình

Cho bé ăn dặm vào thời gian nào trong ngày là yếu tố quan trọng trong việc tập cho bé ăn một bữa ăn như người lớn cùng các thành viên trong gia đình. Một bữa ăn dặm hoàn chỉnh của bé sẽ bao gồm ăn dặm và sữa sau khi ăn hoặc mẹ có thể cho bé uống sữa trước khi ăn 30 phút.

Thời gian bắt đầu ăn dặm bé thường ăn rất ít và chưa quen với việc ăn dặm, vì thế nên sẽ hơi khó để cho bé ăn cùng gia đình. Mẹ có thể sắp xếp bữa ăn dặm cho bé gần giờ ăn của gia đình, ví dụ như 10h sáng hay 6h chiều để bé quen với việc ăn vào thời điểm này trong ngày.

  

%E1%Ba%A2Nh%2010(1)

1

C483N20Cc3B9Ng20Gia20C491C3Acnh 2

Nếu đủ điều kiện, mẹ có thể sắp xếp cho con dùng bữa cùng gia đình như thế này.

Nhiều mẹ chia sẻ kinh nghiệm tập cho con ăn hiệu quả nhất đó là ăn cùng con. Mẹ cũng có thể thực hiện dễ dàng bằng cách chuẩn bị hai phần ăn giống nhau cho hai mẹ con và ăn mẫu cho con xem với thái độ vui tươi, tích cực và bày tỏ thái độ yêu thích bữa ăn của mình để con có thể làm theo.

Và không nên để bất cứ thứ gì làm xao nhãng bữa ăn của con và gia đình, ví dụ như đồ chơi, tivi, máy tính bảng, điện thoại… Hãy tập cho con thói quen tập trung và tận hưởng thời gian ăn uống để con có thể tận hưởng và tiêu hóa bữa ăn một cách tốt nhất.

Nếu mẹ muốn tập cho con dùng bữa với gia đình, mời mẹ đọc thêm bài viết Tập cho bé ăn dặm cùng gia đình của POH nhé!

Trái cây, rau xanh – Hai thực phẩm lý tưởng cho bé ăn dặm

Các loại rau cho bé ăn dặm tùy vào điều kiện sinh sống của gia đình mà có thể thay đổi cho phù hợp. Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, nên cho trẻ ăn từ các loại củ quả rồi mới đến rau lá. Một số loại rau củ được khuyến cáo nên cho trẻ tập ăn sớm là khoai lang, khoai tây, khoai mỡ, cà rốt, súp lơ…

Việc kết hợp các loại rau củ cho bé ăn dặm cũng là vấn đề quan trọng mẹ cần lưu ý. Không phải loại rau củ nào cũng có thể kết hợp với nhau vì sự kết hợp không hợp lý sẽ làm trẻ khó tiêu hoặc khiến cho mùi vị món ăn không hấp dẫn với trẻ nữa.

Mẹ cũng có thể làm hoa quả nghiền cho bé để bổ sung chất xơ trong trường hợp trẻ không thích ăn rau. Mẹ nên chọn các loại quả có kết cấu mềm để làm hoa quả nghiền, ví dụ như chuối hoặc bơ. Nếu hoa quả nghiền quá đặc khiến trẻ không ăn được, mẹ có thể pha loãng bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức để đạt được độ loãng phù hợp với con. Tuy nhiên, đây là sự thay thế không được khuyến khích, bởi sau cùng rau xanh 

  

E1Baa2Nh2011 1

Rau củ và trái cây là nguồn cấp vitamin và chất xơ tuyệt vời cho trẻ.

Trái cây cho bé 6 tháng tuổi nói riêng và trẻ sơ sinh nói chung nên được chọn từ các nguồn cung cấp thực phẩm an toàn. Một số tiêu chuẩn an toàn mẹ có thể tin tưởng hiện nay là thực phẩm có chứng nhận VIETGAP hoặc GLOBALGAP. Nếu có điều kiện, mẹ có thể trồng rau sạch tại nhà để cung cấp thực phẩm cho bé ăn dặm.

Nên cho trẻ ăn hoa quả vào thời gian nào trong ngày cũng là vấn đề khiến nhiều mẹ đau đầu vì một bữa ăn có cháo và rau củ dường như đã là đủ đối với bé. Đối với trẻ ăn BLW thì rất đơn giản, mẹ có thể cắt hoa quả theo kích thước như rau củ rồi cho bé ăn ngay trong bữa ăn.

Còn đối với bé ăn dặm kiểu Nhật hoặc ăn dặm truyền thống, mẹ có thể cho bé làm quen với món hoa quả nghiền như một bữa phụ sau giấc ngủ trưa của con.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin về các loại trái cây, rau củ thích hợp cho bé ăn dặm và một số mẹo chế biến hữu ích trong bài Trái cây, rau_hai thực phẩm lý tưởng cho bé ăn dặm.

Bổ sung vitamin cho bé ăn dặm

Trẻ 6 tháng tuổi cần bổ sung vitamin gì khi bắt đầu ăn dặm còn tùy thuộc vào cân nặng, chế độ ăn và việc bé bú sữa mẹ hay SCT. Một số đối tượng cần quan tâm đến việc bổ sung vitamin gồm: Trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân, trẻ không được bú mẹ hoặc trẻ bú mẹ nhưng mẹ không bổ sung đủ chất dinh dưỡng,…

Các loại vitamin nên bổ sung cho trẻ gồm vitamin A, vitamin C, vitamin D. Trong đó vitamin D là loại vitamin được quan tâm nhiều nhất.

Vitamin D cho trẻ sơ sinh có thể được bổ sung theo liều dự phòng hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ đối với từng trẻ. Vì trẻ sơ sinh chưa thể bổ sung vitamin D bằng thức ăn nên mẹ có thể cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sáng sớm (khi tia UV chưa hoạt động mạnh) để cơ thể tự tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

  

E1Baa2Nh2012 2

Một số thực phẩm giàu vitamin A cho bé yêu khi ăn dặm.

Nguồn vitamin D cho bé khi trẻ ăn dặm ngoài ánh nắng mặt trời còn có thể đến từ các loại thực phẩm bé ăn hàng ngày. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D mẹ có thể cho bé ăn thường xuyên như các loại cá có dầu, lòng đỏ trứng, rau lá xanh đậm,…

Việc bổ sung canxi cho trẻ là việc rất quan trọng vì canxi là khoáng chất chính trong xương và răng của trẻ. Và để hấp thu lượng canxi cần thiết thì cơ thể phải được cung cấp đủ vitamin D vì vitamin D có vai trò làm tăng hấp thu canxi trong cơ thể.

Tìm hiểu thêm thông tin về các loại vitamin cho trẻ tại bài viết Có cần bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh.

Trẻ ăn dặm ăn chay có được không?

Câu trả lời là có thể cho trẻ ăn một chế độ ăn chay không có đạm động vật, nhưng không nên cho trẻ ăn với một chế độ ăn thuần chay, nghĩa là không có trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Và nếu mẹ quyết định cho con mình ăn chay, mẹ cần rất chú ý đến việc bổ sung vitamin từ các sản phẩm chức năng cho con theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thực đơn ăn chay khoa học cho trẻ cần bao gồm đủ 4 nhóm chất (tinh bột, đạm, rau củ, chất béo) cũng như cân bằng đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là protein, sắt, vitamin B12 và selen. Trẻ ăn dặm ăn chay cũng được khuyến cáo nên bổ sung đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức đúng theo độ tuổi.

Protein cho trẻ ăn chay có thể tìm thấy trong các loại đậu, hạt, trứng nấu chín, sữa mẹ… Sắt có thể bổ sung cho trẻ qua đậu lăng, đậu Hà Lan, rau có lá màu xanh đậm… Vitamin B12 có trong các loại ngũ cốc, trứng và sữa. Selen có trong nấm (cần rất cẩn thận khi cho trẻ ăn vì dễ gây dị ứng), lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt…

  

E1Baa2Nh2013 1

Trẻ ăn dặm chay có thể bổ sung protein qua các thực phẩm như thế này.

Việc chế biến món chay cho bé ăn dặm sẽ cần chú ý hơn là với bé ăn chế độ bình thường. Thực phẩm cho bé ăn dặm thường là các loại rau, củ, quả và chất dinh dưỡng trong đó rất dễ bay hơi trong quá trình chế biến.

Cháo chay cho bé ăn dặm có thể được nấu bằng cách kết hợp 2 hoặc nhiều loại ngũ cốc với nhau, ví dụ như cháo với đậu lăng, cháo đậu xanh, cháo ngô… để tạo độ ngọt, thơm hấp dẫn cũng như cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé hơn.

Nấu các món cháo chay dinh dưỡng cho bé cần kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau. Vì thế nên mẹ cần chú ý đến sự hài hòa mùi vị cũng như chất dinh dưỡng trong từng loại thực phẩm.

Đọc thêm thông tin về vấn đề này và cách xây dựng thực đơn đủ chất cho trẻ ăn chay tại bài viết Trẻ ăn dặm ăn chay có được không?

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm ăn dặm cho bé

Hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện như người lớn, vì vậy mà sức khỏe của trẻ sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, đặc biệt là trong khi ăn uống. Vì thế nên việc đảm bảo vệ sinh đồ dùng cho ăn, đồ dùng chế biến cũng như bảo đảm an toàn thực phẩm cho trẻ là rất quan trọng.

An toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ cần được chú ý từ nguồn gốc thực phẩm cho đến cách vệ sinh và chế biến. Như đã đề cập ở những phần trên, thực phẩm cho trẻ nên có nguồn gốc an toàn và các dụng cụ chế biến thực phẩm cho trẻ nên sử dụng riêng rẽ với các dụng cụ chế biến trong gia đình.

  

E1Baa2Nh2014 1

Me1Bab920Xay20C491E1Bb9320C483N20De1Bab7M 1Tất cả các thực phẩm cần được rửa sạch sẽ trước khi chế biến đồ ăn cho bé.

Mẹ nên bảo quản thực phẩm cho trẻ theo một số nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo nhiệt độ tủ lạnh là 0-5 độ C
  • Không bảo quản lại thực phẩm đã được rã đông, không sử dụng lại phần thức ăn con ăn thừa
  • Các dụng cụ đựng thực phẩm cần có nắp đậy kín, không dùng hũ thủy tinh để đựng thực phẩm trong tủ lạnh
  • Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của đồ ăn trong tủ lạnh

Mời mẹ tham khảo thêm thông tin tại bài viết Đảm bảo vệ sinh thực phẩm ăn dặm cho bé.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6-12 tháng tuổi

Ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Việc cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào sẽ không quá khó nếu mẹ ghi nhớ về các loại thực phẩm cần tránh, độ loãng hay hình dạng thực phẩm khởi đầu, nguyên tắc đảm bảo an toàn khi cho con ăn và tự chuẩn bị cho hai mẹ con một tâm lý vui vẻ nhất có thể khi bắt đầu những bữa ăn đầu tiên.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng có thể bắt đầu bằng các loại thực phẩm đơn giản như sau:

  • Cháo trắng loãng được rây hoặc xay, nghiền nhuyễn
  • Chuối nghiền trộn với sữa mẹ
  • Bơ nghiền với sữa mẹ
  • Bí đỏ nghiền với sữa mẹ
  • Cà rốt nghiền với sữa mẹ
  • Loại đạm động vật nên giới thiệu khi bé được 6 tháng là lòng đỏ trứng

  

E1Baa2Nh2015

Cháo loãng và rau củ nghiền trộn sữa mẹ/SCT là thực phẩm thích hợp cho trẻ 6 tháng tuổi.

Việc cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa mỗi ngày cũng tùy thuộc vào thời gian và điều kiện của mẹ. Thông thường các bé 6 tháng tuổi sẽ được mẹ cho ăn 1 bữa ăn dặm/ngày để làm quen với việc ăn dặm rồi có thể tăng lên 2 bữa/ngày tùy theo nhu cầu của bé.

Thời gian này bé cũng ăn rất ít nên tốt nhất là mẹ nên chế biến và cho con ăn luôn trong ngày chứ không nên trữ đông thực phẩm.

Nếu còn băn khoăn về vấn đề trẻ 6 tháng tuổi nên ăn gì và tìm hiểu thêm về các món ăn có thể đưa vào thực đơn cho con, mẹ có thể đọc thêm bài Ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nhé!

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 đến 9 tháng

Sau 1 tháng ăn dặm, mẹ có thể tăng dần độ đặc của thức ăn để con phát triển được kĩ năng nhai cũng như hứng thú hơn trong việc ăn uống. Thức ăn của con vẫn cần đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như an toàn vệ sinh tốt nhất có thể.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi có thể bổ sung thêm thịt gà trắng (lườn gà, ức gà), thịt lợn, cá nước ngọt bên cạnh lòng đỏ trứng được giới thiệu vào tháng thứ 6.

Nếu kết hợp nhiều loại thực phẩm vào cháo ăn dặm cho con, mẹ nên nấu riêng từng loại rồi trộn vào chứ không nên hầm tất cả vào một nồi khiến mùi vị thức ăn không hấp dẫn.

Với thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, bé nên được làm quen thêm một số loại đạm như thịt bò, cua, lươn, tôm nước ngọt.

Trước khi cho bé ăn bất kì loại thực phẩm nào mới, mẹ nhớ cho bé làm quen từ ít đến nhiều trong vòng 3 ngày để thử phản ứng dị ứng của con rồi mới cho ăn với lượng bình thường nhé!

  

Me1Bab920Cc3B320The1Bb8320Che1Babf20Bie1Babfn20Mc3B3N20Chc3A1O20Ve1Bb9Bi20Nhie1Bb81U20Nguyc3Aan20Lie1Bb87U20Khc3A1C20NhauMẹ có thể chế biến món cháo với nhiều nguyên liệu khác nhau.

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng có thể thay cháo, bột xay nhuyễn bằng cháo hạt vỡ và có thêm hải sản. Ngoài cháo thì mẹ cũng có thể cho con đổi bữa bằng các món ăn từ tinh bột khác như mì, bún, nui… được chế biến từ các nguyên liệu an toàn và không chứa muối.

Mẹ có thể tham khảo thêm thực đơn cho con tại bài viết Ăn dặm theo độ tuổi: Từ 7 đến 9 tháng của POH nhé!

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 đến 12 tháng

Đến tháng thứ 10 bé ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống có thể ăn cháo đặc và hầu hết các loại đạm. Mẹ vẫn nên nhớ thử dị ứng cho bé khi giới thiệu một loại thực phẩm mới và cho trẻ ăn theo nhu cầu, không nên ép trẻ ăn quá nhiều.

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 10 tháng có sự thay đổi so với các tháng trước đây, đó là xuất hiện thêm các món lỏng để bé tập kĩ năng dùng thìa. Nếu con hoàn thiện kĩ năng bốc nhón sớm hơn thì có thể tập thìa từ khoảng tháng thứ 9.

Tập thìa là kĩ năng khó nên mẹ cần chú ý kiên nhẫn và động viên, hướng dẫn con để con có thể hoàn thiện kĩ năng tốt nhất.

%E1%Ba%A2Nh%2017(1)

E1Baa2Nh2017

Giai đoạn này, bé đang dần tập và hoàn thiện kĩ năng dùng thìa của mình.

Thực đơn cho bé 11 tháng ăn dặm Viện dinh dưỡng giới thiệu đến các mẹ bao gồm các món: Cháo hoặc bột kết hợp với tôm, cua, thịt, cá, gan động vật. Mẹ có thể chế biến luân phiên các món này hoặc kết hợp thêm với rau củ vào cháo để bé ăn hàng ngày. Thức ăn trong giai đoạn này không cần xay nhuyễn mà nên cắt thật nhỏ để con tập kĩ năng nhai.

Ở giai đoạn 12 tháng tuổi, bé đã có thể ăn cơm nát và thực phẩm được cắt nhỏ theo kích thước phù hợp. Hàng ngày có thể tập cho con ăn một bữa ăn hoàn chỉnh mà không bao gồm sữa. Vì con đã ăn được nhiều loại thực phẩm nên mẹ cần chú ý đổi mới thức ăn để con luôn hứng thú khám phá bữa ăn nhé!

Việc không dùng mật ong với trẻ dưới 1 tuổi vẫn nên được thực hiện ở thời điểm này. Kể cả khi bé trên 1 tuổi, mật ong cũng chỉ nên được cho ăn với lượng giới hạn để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Mẹ có thể tham khảo thêm thực đơn cho con tại bài viết Ăn dặm theo độ tuổi: Từ 10 đến 12 tháng.

Các vấn đề thường gặp ở trẻ ăn dặm

Đau bụng ở trẻ ăn dặm

Đa phần trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn dặm vì hệ tiêu hóa của con đang tập thay đổi và thích nghi với việc thay đổi chế độ ăn từ ăn sữa mẹ hoàn toàn sang ăn kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Các vấn đề thường gặp là đầy bụng, nôn, táo bón, tiêu chảy,…

Bé bị đầy bụng và nôn nguyên nhân phổ biến là do trẻ ăn quá nhiều hoặc nuốt nhiều hơi khi ăn, thức ăn không phù hợp với khả năng tiêu hóa… Mẹ có thể hạn chế tình trạng này bằng cách cân đối lại lượng ăn và thứ tự giới thiệu thức ăn cho con, vỗ ợ hơi đúng cách sau khi con bú sữa.

Nếu tình trạng đầy bụng và nôn kéo dài, mẹ nên đưa con đến bệnh viện kiểm tra kĩ hơn.

  

E1Baa2Nh2018

Mẹ có thể học thêm từ bác sĩ cách massage giúp con đỡ chướng bụng, đầy hơi.

Việc bé ăn dặm không đi ngoài trong 1-2 ngày và táo bón là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, mẹ cần lưu ý. Nếu 1-2 ngày không đi ngoài nhưng con vẫn chơi ngoan, ăn ngủ tốt, không có dấu hiệu khó chịu thì mẹ đừng lo lắng, chỉ là con chưa có nhu cầu đi ngoài thôi.

Táo bón khi ăn dặm

Bé 6 tháng mới ăn dặm bị táo bón hay các mẹ lớn hơn đã quen với việc ăn dặm bị táo bón thường sẽ có các biểu hiện giống nhau: Chậm đi ngoài, bụng cứng, chướng bụng, chán ăn, quấy khóc khi đi ngoài, phân cứng (đôi khi bé như phân dê), xì hơi nặng mùi…

Nguyên nhân tại sao trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm lại bị táo bón về cơ bản cũng giống như nguyên nhân của các vấn đề tiêu hóa khác là do hệ tiêu hóa đang làm quen với việc tiêu thụ thức ăn ngoài sữa.

Ngoài ra, còn có thể do trẻ không được bổ sung đủ sữa hoặc nước (đối với trẻ trên 6 tháng), thức ăn quá đặc, khẩu phần ăn ít chất xơ…

  

E1Baa2Nh2019

Nếu vài ngày con không đi ngoài nhưng phân của con vẫn mềm và con đi ngoài một cách thoải mái thì không phải con bị táo bón.

Vậy mẹ cần làm gì khi trẻ ăn dặm bị táo bón? Cách đơn giản nhất là cho trẻ uống đủ sữa và nước mỗi ngày, điều chỉnh độ đặc loãng của thức ăn phù hợp với từng lứa tuổi, bổ sung thêm rau củ vào bữa ăn của bé.

Mẹ cũng có thể học cách massage bụng cho bé để con dễ đi ngoài hơn, hạn chế tình trạng táo bón.

Thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón có thể bổ sung thêm một số món ăn làm từ chuối, rau mồng tơi, đậu bắp, mận khô… Đây là các loại thực phẩm có thể giúp việc đi ngoài của bé được dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng táo bón.

Đọc thêm bài viết Táo bón ở trẻ sơ sinh của POH để tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này mẹ nhé!

Sặc và hóc khi ăn dặm

Sặc và hóc là những hiện tượng thường gặp khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Nguyên nhân chính là do trẻ đang tập nuốt thức ăn, phản xạ đóng nắp thanh quản khi nuốt chưa hoàn thiện dẫn tới thức ăn tràn vào và gây nguy hiểm cho đường thở.

Nguyên nhân trẻ bị sặc cháo còn có thể do bé không ngồi ghế ăn khi ăn (nằm ăn hoặc ăn rong), không tập trung khi ăn (vừa ăn vừa chơi) hay do mẹ đút quá nhiều cháo một lúc. Mẹ cần tránh những trường hợp này để giảm tối đa nguy cơ sặc cháo cho con.

Nhiều bé hay bị sặc khi uống nước, đối với trường hợp này, mẹ nên giảm lượng nước uống của bé, chỉ cho bé uống từng ít một để con tập cách nuốt từ từ, khi con đã uống tốt mới tăng dần lượng nước lên.

Nhiều trường hợp sặc và hóc nếu không sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của con. Vì thế mẹ cần biết cách phân biệt sặc và hóc cũng như trang bị các kĩ năng sơ cứu cần thiết để sơ cứu cho con khi cần thiết.

  

E1Baa2Nh2020 1Để đảm bảo an toàn cho con, hãy luôn chắc chắn rằng có người lớn bên cạnh khi bé ăn dặm.

Cách xử lý khi trẻ bị sặc thức ăn lỏng là sử dụng các dụng cụ an toàn hút sạch thức ăn còn lại trong mũi và miệng để thông đường thở cho con cũng như tránh việc thức ăn ứ đọng gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa.

Đối với trường hợp trẻ bị nghẹt thở do hóc các loại thực phẩm rắn hay đồ vật nhỏ, mẹ cần bình tĩnh thực hiện sơ cứu, tuyệt đối không cố gắng móc tay sâu vào họng con để lấy dị vật ra.

Để biết thêm về cách làm gì khi trẻ bị sặc cháo lên mũi và các biện pháp sơ cứu khi trẻ bị nghẹt thở do hóc, mời mẹ tham khảo thêm bài viết Sơ cứu cho bé bị sặc và nghẹt thở khi ăn dặm và Sự khác nhau giữa Ọe và nghẹn ở trẻ sơ sinh của POH.

Chúc mẹ và bé có những bữa ăn vui vẻ và an toàn!

 

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x