Bà mẹ sau sinh_Lấy lại vóc dáng và quan hệ sau sinh

Bà Mẹ Sau Sinh_Lấy Lại Vóc Dáng Và Quan Hệ Sau Sinh

Sau sinh không chỉ là thời gian mẹ phải tất bật chăm sóc em bé sơ sinh mà còn là lúc người mẹ dành thời gian chăm sóc bản thân mình để cơ thể mau chóng hồi phục, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Trong bài viết Bà mẹ sau sinh phần 1, POH đã nêu rõ những biến chứng và cách hồi phục của mẹ sau sinh, ba mẹ cùng tham khảo nhé.

Ngoài ra, việc lấy lại vóc dáng sau sinh, chuyện sinh hoạt vợ chồng sau sinh, hay nên áp dụng các biện pháp tránh thai nào an toàn khi đang cho con bú sữa mẹ, trầm cảm sau sinh liệu có nguy hiểm vẫn luôn là những quan tâm hàng đầu của các mẹ.

Tất cả những thông tin mẹ cần biết sẽ được POH giải đáp trong bài viết đưới đây ba mẹ cùng tham khảo nhé!

Mục lục

Sức khỏe tinh thần và trầm cảm sau sinh

     Trần cảm sau sinh

     Hội chứng Baby Blues ở phụ nữ sau sinh

     Mẹ tự chăm sóc bản thân trong những tháng đầu sau sinh như thế nào?

     Làm thế nào để cảm thấy hài lòng về vóc dáng sau sinh?

Cân nặng và vóc dáng sau sinh

     Làm sao có thể đối phó với Diastasis recti – tách cơ bụng sau sinh

     Lấy lại vòng eo thon gọn săn chắc sau sinh thế nào?

     Giảm cân sau sinh

     Bí quyết mặc đẹp cho mẹ sau sinh

Tập luyện sau sinh

     Sau sinh bao lâu mới có thể tập luyện?

     Bài tập kegel thu nhỏ âm đạo

     Các bài tập tuyệt vời dành cho mẹ sau sinh

Dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh

     Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ giảm cân

     Dinh dưỡng cho mẹ bị táo bón sau sinh

     Dinh dưỡng cho các mẹ nuôi con bú

     Dinh dưỡng giúp mẹ duy trì tâm trạng tốt sau sinh

Quan hệ tình dục sau sinh

Tránh thai sau sinh

     Uống thuốc tránh thai một thành phần progestin

     Thuốc tránh thai kết hợp

     Cho con bú vô kinh

Sức khỏe tinh thần và trầm cảm sau

Trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh là gì?

Đôi khi rất khó để phân biệt trầm cảm sau sinh với biểu hiện căng thẳng, mệt mỏi, ủ rũ thông thường của các mẹ phải chăm con quá sức. Trầm cảm sau sinh chính là khi người mẹ cảm thấy vô cùng buồn bã hay tuyệt vọng đến mức không thể thực hiện được các công việc hàng ngày khác nữa.

Theo thống kê trầm cảm sau sinh thì có đến 10% phụ nữ mắc chứng bệnh này, tuy nhiên theo một số chuyên gia thì con số này thậm chí có thể còn cao hơn nữa do nhiều phụ nữ còn chịu đựng và không tìm cách điều trị hay nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ.

Trầm cảm sau sinh có thể bắt đầu ngay từ trong thai kỳ hoặc thậm chí trước đó (khoảng một nửa số phụ nữ bị trầm cảm sau sinh đã có những biểu hiện của bệnh ngay từ trong thai kỳ.)

 

Mẹ Bị Stress Mất Sữa

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Những biểu hiện của bệnh bao gồm: mẹ buồn bã tột cùng, cảm thấy mệt mỏi, vô vọng, khóc nhiều, chán ăn, mất ngủ, cảm thấy không còn niềm vui trong cuộc sống, xa lánh bạn bè người thân, không thể tập trung hay đưa ra quyết định, cảm thấy vô dụng, hay mặc cảm tội lỗi, không quan tâm và chăm sóc em bé,…

Bệnh không chỉ gây ra nhiều điều đáng tiếc đối với cuộc sống gia đình sau sinh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con yêu. Thậm chí có không ít trường hợp mẹ bị trầm cảm sau sinh giết con và tự tử là điều vô cùng đáng tiếc.

Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, vậy tại sao mẹ sau sinh lại bị trầm cảm sau sinh, biện pháp khắc phục trầm cảm sau sinh là gì? Ba mẹ hãy cùng POH tham khảo bài viết Trầm cảm sau sinh để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích nhé!

Hội chứng Baby Blues ở phụ nữ sau sinh

Hội chứng baby blues là gì?

Gần giống với trầm cảm sau sinh, biểu hiện ủ rũ và khóc lóc vốn cũng chính là những biểu hiện phổ biến của hội chứng Baby Blues thường gặp đối với nhiều mẹ sau sinh.

Chào đón em bé đến với gia đình nhỏ vừa là niềm phấn khởi của ba mẹ nhưng cũng đem đến không ít mệt mỏi và phiền phức vì quá trình chăm sóc em bé sơ sinh là không đơn giản chút nào.

Hội chứng baby blues dễ dàng nhận thấy là khi mẹ cảm thấy kiệt sức, lo lắng, không vui với bất cứ thứ gì trong cuộc sống hàng ngày của mình. Triệu chứng bệnh ảnh hưởng từ 60-80% phụ nữ sau sinh.

 

1 6 1024X768 1

Có từ 60 đến 80% phụ nữ sau sinh rơi vào trạng thái mệt mỏi, ủ rũ và lo âu.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến gây nên hội chứng baby blues ở các bà mẹ sau sinh là do 2 yếu tố: những thay đổi về thể chất và cảm xúc của người mẹ sau sinh.

Để cải thiện tình trạng, người mẹ không được bỏ bê bản thân dù việc chăm sóc con yêu có vất vả đến mức nào. Hãy cố gắng nghỉ ngơi và nhờ sự giúp đỡ của người chồng và gia đình để thư giãn bất cứ khi nào có thể. Ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng cũng là một cách hiệu quả giúp người mẹ cải thiện tâm trạng và tránh bị trầm cảm sau sinh hiệu quả.

Ba mẹ tham khảo bài viết Hội chứng Baby Blues ở phụ nữ sau sinh của POH để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Mẹ tự chăm sóc bản thân trong những tháng đầu sau sinh thế nào?

Tự chăm sóc bản thân sau khi sinh là điều mà mọi bà mẹ nên làm để có thể hồi phục cả về thể chất và tinh thần sau suốt 280 ngày thai kỳ và quá trình chuyển dạ sinh con vô cùng vất vả, đau đớn, đặc biệt là đối với những mẹ sinh mổ.

Kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ sau sinh của nhiều chuyên gia cho thấy các mẹ nên bắt đầu bằng việc nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, tập thể dục, nhờ người thân hỗ trợ việc chăm sóc bé yêu, chấp nhận một số cảm xúc tiêu cực rồi từ đó cải thiện tâm trạng của bản thân.

 

Con Nge1Bba7 Chung Ve1Bb9Bi Be1Bb91 Me1Bab9 1024X683 1

Người chồng nên dành thời gian chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà để vợ mau chóng hồi phục.

Đồng thời, mẹ nên tập trung vào những cảm xúc tích cực, khi đó mẹ sẽ hài lòng và thấy hạnh phúc biết bao khi được chào đón và chăm sóc con yêu dù công việc làm mẹ có vất vả nhưng lại thiêng liêng biết bao.

Vậy cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh như thế nào, cách tự chăm sóc sau sinh khi không có người giúp của mẹ là gì để cuộc sống gia đình với em bé sơ sinh là viên mãn nhất?

Để giải đáp những thắc mắc này, mời ba mẹ cùng tham khảo bài viết Mẹ tự chăm sóc bản thân trong những tháng đầu sau sinh thế nào của POH nhé!

Làm thế nào để cảm thấy hài lòng về vóc dáng sau sinh?

Sau sinh cũng chính là lúc nhiều mẹ cảm thấy vô cùng tự ti với vóc dáng của bản thân khi thân hình phát tướng, xồ xề, vòng eo ngấn mỡ, không còn thon gọn như hồi thanh xuân nữa.

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì cơ thể mẹ phải trải qua suốt 9 tháng 10 ngày để điều chỉnh và thích nghi với em bé đang lớn dần trong bụng mẹ. Chính vì vậy mà người mẹ đừng nên hy vọng sẽ hồi phục và lấy lại vóc dáng sau sinh chỉ trong một sớm một chiều.

Những kinh nghiệm lấy lại vóc dáng sau sinh, lấy lại vóc dáng sau sinh mổ, cách lấy lại vóc dáng nhanh nhất chỉ mang tính chất tương đối.

Trong trường hợp mẹ áp dụng mà vẫn không thấy hiệu quả, đừng vội chán nản hay gây áp lực cho bản thân quá mức vì điều này ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của mẹ và việc chăm sóc con yêu sẽ trở thành một gánh nặng.

 

Yoga Sau Sinh Cho Mẹ

Mẹ tận hưởng niềm vui với các bài tập lấy lại vóc dáng sau sinh.

Lúc này, các chuyên gia có lời khuyên cho mẹ chính là đừng đánh giá vẻ ngoài của mình trong vài tuần đầu tiên sau sinh mà hãy cảm thấy hài lòng với vóc dáng hiện tại, nghỉ ngơi, ăn uống, tập thể dục hợp lý để có thể dễ dàng trở lại các hoạt động cũ cũng như chăm sóc con yêu.

Khi các triệu chứng sau sinh dần cải thiện và hết hẳn, các mẹ có thể bắt lên kế hoạch cho việc tút tát lại nhan sắc như tham khảo một số cách chăm sóc vóc dáng sau sinh, chăm sóc da và dáng sau sinh như thế nào, cách lấy lại vòng eo sau sinh.

Chấp nhận và cảm thấy hài lòng với bản thân sau sinh không phải là việc dễ làm. Mẹ hãy tham khảo bài viết Làm thế nào để cảm thấy hài lòng về vóc dáng sau sinh của POH để biết những mẹo hay nhé!

Cân nặng và vóc dáng sau sinh

Làm sao có thể đối phó với Diastasis recti – tách cơ bụng sau sinh

Xổ bụng sau sinh là gì?

Xổ bụng sau sinh còn được biết đến là hiện tượng hở cơ bụng sau sinh phổ biến ở các mẹ. Bụng bầu mở rộng ra trong suốt quá trình mang thai, các mô liên kết được kéo dài ra cùng với hormone thai kỳ để phù hợp với sự phát triển không ngừng của con yêu.

Sau khi con yêu chào đời, các mô liên kết ở vùng bụng của mẹ sẽ liền lại dần dần, phụ thuộc vào nồng độ hooc môn, chế độ dinh dưỡng và cách tập bụng sau sinh mà mỗi mẹ áp dụng.

Thời gian để lấy lại vòng eo mong ước có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng mà không cần áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

 

Sinh Mổ

Mẹ sau sinh bị sổ bụng có hết không?

Các chuyên gia mách nước cho mẹ một số mẹo đơn giản để hạn chế tối đa tình trạng xổ bụng sau sinh đó chính là chị em nên bắt đầu tập luyện để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ bụng ngay từ trước khi có thai và trong suốt thai kỳ với các bài tập nhẹ, tăng dần cường độ.

Mẹ nên nhớ dù áp dụng bài tập nào, mẹ cũng nên lắng nghe cơ thể mình để không gây nguy hiểm cho con yêu nhé.

Để biết cách chữa sổ bụng sau sinh cũng như các bài tập cho người bị tách cơ bụng, mẹ đọc thêm bài viết Làm sao có thể đối phó với Diastasis recti – tách cơ bụng sau sinh của POH nhé!

Lấy lại vòng eo thon gọn, săn chắc sau sinh thế nào?

Do hiện tượng sổ bụng sau sinh mổ hay sinh thường, chị em không còn mấy tự tin với vòng eo của mình nữa, lâu dần những chiếc áo thời trang mẹ vốn rất yêu thích sẽ bị lãng quên trong góc tủ. Lúc này, không ít mẹ tìm kiếm nhiều cách khác nhau để giảm mỡ bụng sau sinh nhanh nhất.

Một số những phương pháp được các mẹ áp dụng rộng rãi chính là nịt bụng, áp dụng chế độ ăn kiêng, tham gia các lớp học thể dục nhịp điệu, tập các bài tập yoga hay gym, đi bơi, hay áp dụng những mẹo dân gian khác nhau.

 

Nịt Bụng

Nịt bụng là cách lấy lại vòng eo sau sinh dành cho các mẹ rất hiệu quả.

Tuy nhiên, phương pháp nào mới là an toàn với mẹ đồng thời không làm ảnh hưởng việc nuôi con bằng sữa mẹ? Nịt bụng sau sinh đúng cách như thế nào? Cách làm nhỏ bụng sau sinh mổ và sinh thường có khác nhau không, mẹ cần lưu ý điều gì?

Để giải đáp những thắc mắc trên, mẹ hãy tham khảo bài viết Lấy lại vòng eo thon gọn, săn chắc sau sinh thế nào? Của POH để có những mẹo hay cho mình nhé!

Giảm cân sau sinh

Thực tế là giảm cân sau sinh là nhu cầu của hầu hết các mẹ, nhưng giảm cân sau sinh mổ, sinh thường như thế nào mới là thông minh và hiệu quả nhất, mà vẫn an toàn cho nguồn dinh dưỡng của con yêu?

Lời khuyên của các chuyên gia không thể phủ nhận được là việc giảm cân sau sinh có thể tốn của mẹ rất nhiều thời gian và mẹ có thể không quay trở lại cân nặng như trước khi mang thai một sớm một chiều được.

Do đó, sự kiên trì và cảm thấy hài lòng với bản thân sẽ là nguồn động lực giúp mẹ lấy lại vóc dáng dần dần, các mẹ đừng quá lo lắng nhé!

 

Me1Bab9 Be1Bb8B Vic3Aam Xc6B0C6A1Ng Che1Baadu Sau Sinh Nc3Aan Te1Baadp Nhe1Bbafng C491E1Bb99Ng Tc3A1C Nhe1Bab9 Nhc3A0Ng 1024X683 1

Các bài tập yoga là cách giảm cân sau sinh tại nhà hiệu quả đối với các mẹ bận rộn chăm con nhỏ.

Mẹ cũng không nên áp dụng thực đơn giảm cân sau sinh hay bài tập giảm cân sau sinh quá sớm với cường độ quá khắc nghiệt. Điều này không hề có hiệu quả mà còn khiến mẹ mệt mỏi, quá trình hồi phục sau sinh kéo dài hơn, mẹ cũng có nguy cơ gặp phải những biến chứng sau sinh nguy hiểm đó.

Vậy làm sao để giảm cân sau sinh không ảnh hưởng đến sữa mẹ, cách giảm cân sau sinh 1 tháng, giảm cân sau sinh mổ nhanh nhất là gì? Các mẹ hãy đọc thêm bài viết Giảm cân sau sinh của POH để áp dụng những mẹo hay nhất nhé!

Bí quyết mặc đẹp cho mẹ sau sinh

Sau khi em bé chào đời cũng chính là lúc người mẹ có nhiều điều đáng quan tâm và một trong số đó không thể không kể đến là trang phục sau sinh cho mẹ như thế nào để phù hợp với công việc chăm sóc em bé mà vẫn giúp em cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống và chốn công sở.

Các chuyên gia về thời trang mách mẹ một số những mẹo ăn mặc sau khi sinh đó chính là: phối những bộ đồ tối màu như màu đen giúp tạo cảm giác thân hình thon gọn hơn, kết hợp phụ kiện sinh động, chú ý vào sự phù hợp và vừa vặn của bộ trang phục với cơ thể, …

 

Dc3B9Ng Te1Baa5M Khc483N Me1Bb8Fng Che Khi Cho Con Bc3Ba Nc6A1I C491C3B4Ng Ngc6B0E1Bb9Di Gic3Bap Me1Bab9 Khc3B4Ng Ce1Baa3M The1Baa5Y Nge1Baa1I Ngc3B9Ng 1024X683 1

Thời trang cho mẹ bỉm sữa vừa đẹp lại tiện cho việc chăm sóc bé sơ sinh.

Ngoài ra, tối giản cũng là cách giúp mang lại phong cách thời trang sau sinh sành điệu cho các mẹ đó. Cũng đã đến lúc, mẹ diện những trang phục giúp lộ diện và tôn vùng cổ của mình với các kiểu váy áo chữ V, cổ thuyền,…

Điều này giúp thu hút sự chú ý của mọi ánh nhìn hướng lên phần phía trên cơ thể mẹ, mẹ sẽ không quá bị chú ý bởi vòng hai ngấn mỡ, hay dáng đi còn nặng nhọc sau sinh.

Còn rất nhiều những thắc mắc về chuyện ăn mặc sau sinh đặc biệt là khi mẹ quay lại công việc hay có những buổi tiệc tùng của công ty. Vậy mặc gì đi làm sau khi sinh con, đầm dự tiệc cho mẹ sau sinh nên chọn như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, các mẹ tham khảo thêm bài viết Bí quyết mặc đẹp cho mẹ sau sinh của POH nhé!

Tập luyện sau sinh

Sau sinh bao lâu mới có thể tập luyện?

Về chuyện tập luyện các mẹ có rất nhiều thắc mắc như sau sinh bao lâu có thể tập yoga, gym, hay đi bơi? Phụ nữ sau sinh có nên tập yoga không?,…

Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ cho biết đối với chị em đã duy trì thói quen tập luyện trong suốt thai kỳ và sinh thường thì các mẹ có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chống đẩy, kéo dãn cơ thể hay chính là các bài tập yoga với cường độ nhẹ trong vài ngày sau khi sinh.

Miễn là mẹ cảm thấy thoải mái và không hề bị đau hay gặp phải bất kỳ những biến chứng gì nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe hồi phục sau sinh cũng như việc nuôi con bằng sữa mẹ. Yoga chính là một liệu pháp vô cùng an toàn và hiệu quả cho các bà bầu cũng như mẹ sau sinh nếu được áp dụng đúng cách.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ khuyên mẹ nên đợi đến khi kiểm tra sức khỏe sau sinh xem mẹ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không rồi mới tập luyện.

 

Đi Bộ Sau Sinh Mổ Giúp Mẹ Hồi Phục Cả Về Thể Chết Và Tinh Thần Nhanh Hơn

Đi bộ sau sinh mổ giúp mẹ hồi phục cả về thể chết và tinh thần nhanh hơn.

Tập thể dục sau sinh 2 tháng hoàn toàn có thể thực hiện được khi cơ thể mẹ đã hồi phục tương đối sau quãng thời gian nghỉ ngơi đủ dài đó.

Đối với câu hỏi sau sinh có nên tập gym, hay sau sinh mổ bao lâu thì tập gym được thì chị em cũng nên lắng nghe cơ thể và lời khuyên của bác sĩ vì việc tập luyện sau sinh còn phụ thuộc khá nhiều vào các bài tập cũng như cường độ tập luyện của mẹ trong thai kỳ như thế nào.

Đối với những mẹ sinh mổ khi vết thương có thể nghiêm trọng và lâu lành hơn sinh thường, thì những bài tập cần sự vận động mạnh như tập aerobic sau khi sinh gây nguy hiểm cho mẹ như thế nào? Sinh mổ bao lâu thì tập aerobic?

Những thông tin bổ ích về chuyện luyện tập đã được POH nêu rõ trong bài viết Sau sinh bao lâu mới có thể tập luyện, các mẹ tham khảo để trang bị cho mình hành trang lấy lại vóc dáng sau sinh một cách lành mạnh và an toàn nhất nhé!

Bài tập kegel thu nhỏ âm đạo

Kegels hay nói theo một cách dễ hiểu của các chị em là bài tập giúp cô bé khít hơn, đối với các mẹ vừa trải qua quá trình sinh nở thì đây được coi là bài tập thu nhỏ vùng kín sau sinh vô cùng hiệu quả.

Là những bài tập giúp tăng cường cơ sàn chậu – cơ bắp hỗ trợ niệu đạo, bàng quang, tử cung và trực tràng, kegel được đặt theo tên của Arnold Kegel_vốn là bác sĩ phụ khoa, người đầu tiên giới thiệu để giúp phụ nữ bị tiểu không tự chủ, hoặc có khả năng kiểm soát bàng quang giảm, có thể xảy ra sau khi sinh con.

 

1 4 2 1024X700 1

Tập kegel là cách thu hẹp vùng kín sau sinh hiệu quả cho các chị em.

Bài tập kegel cho nữ sau sinh này nên được tiến hành sau khi chị em đã đi tiểu hết để tránh việc nhịn tiểu lâu trong quá trình tập luyện. Chị em có thể thực hiện kegel nhiều lần trong ngày. Khi cơ bắp khỏe khoắn hơn, hãy tăng dần cả số lượng và thời gian mỗi cơn co thắt, tối đa là 10 giây nhé các mẹ.

Chị em vẫn nên lắng nghe cơ thể mình, tập luyện vừa phải, không nên quá sức. Mẹ cũng nên tập luyện đều đặn và tăng dần cường độ mỗi ngày để nhận được những lợi ích tuyệt vời của bài tập co bóp âm đạo này.

Là một phương pháp kỳ diệu được phái đẹp yêu thích, liệu bài tập này có gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe chị em không? Tác hại của bài tập kegel là gì? Làm sao để thực hiện tập luyện đúng cách? Ngoài bài tập này, chị em cần có chế độ ăn gì để thu hẹp âm đạo, cách làm cho cô bé hồng hào sau sinh là gì?

Tất cả những kiến thức bổ ích này sẽ được POH giải đáp đầy đủ trong bài viết Bài tập kegel thu nhỏ âm đạo, các mẹ cùng tham khảo nhé!

Các bài tập tuyệt vời dành cho mẹ sau sinh

Sau sinh, các mẹ hãy tiếp tục thói quen tập thể dục trước khi mang thai. Vào khoảng 4 đến 6 tuần sau khi sinh – hoặc sớm hơn nếu mẹ cảm thấy khỏe khoắn và bác sĩ hoàn toàn đồng ý với việc tập luyện của mẹ, mẹ có thể bắt đầu tập luyện những bài thể dục cho mẹ sau sinh nhé!

Nếu đã trải qua một kỳ sinh mổ, sinh khó khăn hoặc gặp phải những biến chứng (như nhiễm trùng hoặc tiền sản giật ), mẹ có thể sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa để cơ thể được phục hồi rồi mới luyện tập được đó.

 

1 1 2 1024X536 1

Bài tập thể dục giảm mỡ bụng cho phụ nữ sau sinh

Bài tập gym cho mẹ sau sinh, tập bụng cho phụ nữ sau sinh, hay các bài tập giảm cân sau sinh phổ biến được tiến hành như thế nào? Các bài tập trượt chân hỗ trợ cơ bụng, bài tập tay và lưng có tác dụng như thế nào đối với quá trình hồi phục sau sinh?

Liên quan đến vấn đề các mẹ giảm cân sau sinh, liệu việc uống thuốc giảm cân có gây nguy hiểm cho sức khỏe và nguồn dinh dưỡng cho con yêu? Các mẹ đọc thêm bài viết Các bài tập tuyệt vời dành cho mẹ sau sinh của POH để có nhận được những kiến thức bổ ích nhé!

Dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ giảm cân

Mong muốn lấy lại vóc dáng từ thời con gái là điều mà mọi chị em ao ước. Nhưng làm thế nào để giảm cân khoa học và lành mạnh thì không phải ai cũng biết. Do đó, các mẹ hãy chú ý những lời khuyên sau đây của chuyên gia để có một chế độ ăn giảm cân hợp lý nhé!

Điều đầu tiên là đừng bắt đầu ăn kiêng quá sớm do cơ thể mẹ cần thời gian để phục hồi sau khi chuyển dạ và sinh nở. Hãy đợi cho đến khi kiểm tra sau sinh sáu tuần trước khi bắt đầu theo dõi lượng calo của mình và tích cực cố gắng giảm cân nhé các mẹ.

Nếu đang cho con bú, các chuyên gia khuyên mẹ nên đợi cho đến khi bé được ít nhất 2 tháng tuổi rồi mới áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân lành mạnh kết hợp với các bài tập phù hợp cho mẹ sau sinh.

 

Dinh Dc6B0E1Bba1Ng Sau Sinh 1024X683 1

Mẹ áp dụng chế độ giảm cân khoa học với nhiều loại rau củ quả sạch.

Phụ nữ cần tối thiểu 1.200 calo mỗi ngày để giữ sức khỏe và hầu hết phụ nữ cần nhiều hơn thế – từ 1.500 đến 2.200 calo mỗi ngày – để giữ năng lượng và ngăn ngừa tâm trạng thất thường.

Đối với mẹ đang cho con bú thì cần tối thiểu 1.800 calo mỗi ngày (trung bình từ 2.000 đến 2.700 calo) để duy trì sức khỏe, tâm trạng của bản thân và nuôi dưỡng em bé.

Quá khắt khe trong việc ép cân nặng của mình có thể kéo dài quá trình hồi phục sau sinh cũng như ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng là sữa mẹ cho con yêu. Do đó, chế độ ăn giảm cân lâu dài là một cách hiệu quả để mẹ giảm lượng mỡ thừa dần dần.

Vậy chế độ ăn kiêng lành mạnh là như thế nào? Thực đơn giảm cân lành mạnh cho mẹ nuôi con bằng sữa mẹ cần chú ý những yếu tố nào? Mẹ đọc thêm bài viết Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ giảm cân của POH để có được những mẹo hay cho mình nhé!

Dinh dưỡng cho mẹ bị táo bón sau sinh

Táo bón sau sinh mổ cũng như sinh thường là phàn nàn của hầu hết các chị em mới sinh, tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều tuần đầu em bé mới chào đời đó các mẹ ạ.

Nguyên nhân của vấn đề này không chỉ là do hoocmon thai kỳ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ từ khi mang thai.

Tình trạng táo bón sau sinh thậm chí còn nghiêm trọng hơn như táo bón sau sinh ra máu còn do những đêm mất ngủ, không tập thể dục hay chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh của mẹ đó.

 

1 5 1

Mẹ khắc phục táo bón sau sinh bằng những thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước.

Các chuyên gia đưa ra những lời khuyên về các mẹo trị táo bón cho mẹ mới sinh như thực phẩm ngừa táo bón sau sinh chính là nguồn dinh dưỡng giàu chất xơ, uống nhiều nước hay các loại nước ép hoa quả khác nhau, loại bỏ đồ uống chứa cafein hay cồn trong chế độ ăn uống của mình.

Vậy các mẹ có nên dùng thuốc thụt hậu môn sau sinh không? cách chữa táo bón cho mẹ đang cho con bú như thế nào? Bà đẻ bị táo bón nên ăn gì? Mẹ tham khảo bài viết Dinh dưỡng cho mẹ bị táo bón sau sinh của POH để áp dụng những mẹo chữa táo bón hiệu quả nhé!

Dinh dưỡng cho các mẹ nuôi con bú

Cuộc sống với em bé sơ sinh có thể khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Thường thì mẹ khó có thể không thể nghỉ ngơi và tập thể dục đầy đủ trong vài tháng đầu tiên. Do đó, điều quan trọng là cần biết tự chăm sóc bản thân mình tốt hơn với thực đơn cho mẹ cho con bú khoa học.

Mẹ nên chọn thực phẩm lành mạnh, thực hiện một vài chiến lược ăn uống đơn giản, điều này sẽ giúp mẹ luôn tràn đầy năng lượng cho những ngày và đêm bận rộn chăm sóc con yêu.

Chuyên gia khuyến khích mẹ hãy bắt đầu với một chế độ ăn uống cân bằng, và uống nhiều nước, dành thời gian để ngồi xuống ăn ngay cả khi phải đặt em bé xuống hoặc nhờ chồng và người nhà trợ giúp trong vài phút.

 

Dinh Dưỡng Mẹ Cho Con Bú

Ăn uống gì để tăng chất lượng sữa mẹ.

Đối với thực đơn ăn hàng ngày cho bà mẹ cho con bú, chị em nên chuẩn bị một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng hơn với protein (trứng và sữa chua), carbohydrate (như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt), sinh tố trái cây,…

Ngoài ra, thực phẩm giàu chất xơ cho mẹ cho con bú cũng rất hiệu quả trong việc điều trị chứng táo bón sau sinh của các mẹ đó. Một số mẹo hay cho mẹ đó chính là ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn kiêng quá sớm, uống nhiều nước, không phụ thuộc vào cafein hay đường, ăn nhiều rau củ, trái cây,…

Chị em có thắc mắc mẹ cho con bú không nên ăn gì, mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì hay mẹ cho con bú ăn gì để con cao? Hãy đọc thêm bài viết Dinh dưỡng cho các mẹ nuôi con bú của POH để thu lượm những kiến thức vô cùng bổ ích cho cuộc sống sau sinh của mẹ nhé!

Dinh dưỡng giúp mẹ duy trì tâm trạng tốt sau sinh

Không có gì là lạ khi mẹ cảm thấy thất vọng, buồn chán và mệt mỏi trong vài tuần đầu sau khi sinh con. Mẹ đang hồi phục thể chất sau khi chuyển dạ và sinh nở, đối phó với sự thay đổi nội tiết tố sau sinh và điều chỉnh cuộc sống với thành viên mới.

Tất cả những điều này có thể khiến các mẹ cảm thấy kiệt sức, cáu kỉnh và lo lắng thậm chí là mắc hội chứng Baby Blues hay trầm cảm sau sinh.

 

Se1Bbb1 Phc3A1T Trie1Bb83N E1Bb9F Me1Bb97I Bc3A9 Lc3A0 Khc3B4Ng Gie1Bb91Ng Nhau Ba Me1Bab9 Hc3A3Y C491E1Bb83 Con Phc3A1T Trie1Bb83N Te1Bbb1 Nhic3Aan 1024X744 1

Mẹ nên bổ sung vitamin để duy trì tâm trạng tốt sau sinh.

Lúc này, việc ăn uống, lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều bữa nhỏ hay hay nhẹ chính là điều mẹ nên làm, giúp tăng mức năng lượng và tâm trạng của các mẹ đó.

Bổ sung axit béo omega-3, protein, uống nhiều nước, hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn, tiêu thụ caffeine vừa phải, ăn sô cô la đen thay bởi đồ ngọt, và không quên bổ sung vitamin là những bí quyết giúp mẹ cải thiện và duy trì tâm trạng sau sinh hiệu quả.

Mẹ hãy đọc thêm bài viết Dinh dưỡng giúp mẹ duy trì tâm trạng tốt sau sinh của POH để biết cách bổ sung những nguồn dinh dưỡng trên một cách tốt nhất nhé!

Quan hệ tình dục sau sinh

Quan hệ sau sinh an toàn và tất tần tật những điều cần chú ý

Bác sĩ khuyên các mẹ nên đợi khoảng 4-6 tuần sau khi sinh con rồi mới tính đến chuyện quan hệ tình dục. Do quãng thời gian này là hoàn toàn không an toàn cho chuyện chăn gối khi mẹ vẫn thường chảy máu âm đạo, và có nguy cơ bị xuất huyết hoặc nhiễm trùng tử cung.

Chuyện quan hệ sau sinh mổ lại cần đặc biệt chú ý hơn nữa. Lúc này, các mẹ bị cắt tầng sinh môn nên đợi đến khi tái khám sau sinh từ 6 đến 8 tuần để xem mức độ hồi phục của vết mổ rồi mới xin lời khuyên từ bác sĩ.

 

Các Bố Sẽ Có Xu Hướng Muốn Dành Nhiều Thời Gian Bên Người Bạn Đời Và Con Nhỏ Hơn Là Những Người Bạn

Chị em làm gì để khắc phục tình trạng quan hệ sau sinh bị đau.

Thông thường mẹ sẽ có ham muốn thấp trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau khi sinh con. Trong sáu tuần đầu tiên, tình trạng kiệt sức, đau đớn có thể sẽ đeo bám mẹ. Do đó, cơ thể mẹ cần thời gian để hồi phục. Và mẹ cũng đang phải chăm sóc trẻ sơ sinh suốt cả ngày lẫn đêm.

Do đó, thay bởi đòi hỏi người bạn đời của mình, người chồng nên thấu hiểu, quan tâm, chia sẻ với vợ việc chăm sóc con yêu nhiều hơn. Từ đó, khi cơ thể dần hồi phục tốt, người chồng có thể dễ dàng lấy lại cảm hứng yêu cho vợ, chuyện quan hệ sau sinh bị ra máu hay gây đau cho mẹ cũng được hạn chế.

Nhiều mẹ thắc mắc quan hệ sau sinh có thai không? Sau sinh 1 tháng quan hệ có sao không? Để tìm câu trả lời cho những thắc mắc này, các mẹ tham khảo bài viết Quan hệ sau sinh an toàn và tất tần tật những điều cần chú ý của POH nhé!

Tránh thai sau sinh

Việc tránh thai sau sinh mổ hay sinh thường là nhu cầu của mọi chị em. Thế nhưng các mẹ nên áp dụng phương pháp tránh thai sau sinh nào để không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ của con yêu? Khi nào mới áp dụng các phương pháp tránh thai sau sinh?

Các chuyên gia khuyến khích cho dù có cho con bú hay không, các mẹ sẽ phải đợi ít nhất là 6 tuần sau sinh để bắt đầu uống thuốc tránh thai hoặc bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác như dùng miếng dán tránh thai sau sinh hay vòng tránh thai. Nguyên nhân là bởi vì nguy cơ đông máu từ các phương pháp này là cao nhất ngay sau khi sinh, các mẹ nên chú ý nhé!

Chị em có thể tham khảo những biện pháp tránh thai sau đây để chọn cho mình phương pháp phù hợp: Bao cao su, Triệt sản, Thắt ống dẫn tinh, Vòng tránh thai, Màng ngăn âm đạo, Miếng dán tránh thai, Que cấy tránh thai, Tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai an toàn, Thuốc tránh thai khẩn cấp.

 

Nên Áp Dụng Các Phương Pháp Tránh Thai Khác Khi Mới Dùng Miếng Dán Để Tăng Hiệu Quả Tránh Thai

Phương pháp tránh thai sau sinh ba mẹ có thể áp dụng là gì?

Ngoài ra, các loại thuốc tránh thai dành cho con bú cũng được nhiều mẹ mách nhau sử dụng như thuốc tránh thai một thành phần progestin, thuốc tiêm tránh thai một thành phần.

Uống thuốc tránh thai một thành phần progestin

Uống thuốc tránh thai một thành phần progestin là phương pháp tránh thai hữu hiệu, an toàn do đó nhận được sự quan tâm của nhiều mẹ sau sinh.

Chỉ với thành phần progestin có trong thuốc, đây là loại thuốc tốt hơn các loại thuốc tránh thai bình thường khác. Đặc biệt là sử dụng trong những trường hợp đang cho con bú vì loại thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa.

Không giống như thuốc tránh thai hàng ngày loại kết hợp có estrogen sẽ làm giảm chất lượng và số lượng sữa, nên thuốc tránh thai progestin đơn thuần là hoàn toàn an toàn đối với con yêu nhé các mẹ.

 

Thuốc Tránh Thai Hàng Ngày Có Gây Vô Sinh

Thuốc tránh thai một thành phần progestin là một trong các loại thuốc tránh thai dành cho con bú an toàn vì không gây ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ.

Ngoài chọn uống thuốc tránh thai một thành phần progestin thì chị em có thể dùng phương pháp tiêm. Tuy nhiên, việc tiêm thuốc tránh thai một thành phần progestin hiện nay vẫn chưa được phổ biến ở Việt Nam.

Với thành phần của thuốc thì việc tiêm thuốc tránh thai sẽ không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ, do đó vẫn đảm bảo sự phát triển não bộ và thể lực của con yêu. Tuy nhiên nó có những tác dụng phụ như làm rối loạn kinh nguyệt, loãng xương hay ảnh hưởng đến tâm lý của các mẹ sau sinh.

Vậy nên, dù chọn phương pháp tránh thai nào các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo nhất cho con yêu và sức khỏe của chính mẹ nhé!

Để hiểu rõ về cơ chế hoạt động, tác dụng cũng như những tác dụng phụ của thuốc tránh thai một thành phần, các mẹ tham khảo bài viết Uống thuốc tránh thai một thành phần progestin của POH nhé!

Thuốc tránh thai kết hợp

Thuốc tránh thai kết hợp là gì?

Thuốc tránh thai kết hợp là một biện pháp tránh thai bằng đường uống có chứa các dạng tổng hợp của hai hormone là estrogen và progesterone (progesterone tổng hợp được gọi là progestin). Hai hormone này phối hợp với nhau để tránh mang thai chủ yếu bằng cách ức chế rụng trứng.

 

Thuốc Tránh Thai Uống Hàng Ngày

Thuốc tránh thai kết hợp và thuốc tránh thai một thành phần progestin cùng thuộc nhóm thuốc tránh thai hàng ngày.

Sau 6 tuần, nếu việc cho con bú vẫn diễn ra tốt đẹp, chị em có thể uống thuốc tránh thai kết hợp được. Tuy nhiên, nếu mẹ không sản xuất đủ sữa cho bé thì đây không phải là lựa chọn tránh thai sau sinh tốt nhất cho mẹ đâu vì nó có thể làm giảm lượng sữa của con yêu.

Để biết thêm nhiều thông tin về thuốc tránh thai kết hợp sau sinh, cơ chế tác dụng của thuốc tránh thai kết hợp, cũng như ưu và nhược điểm của thuốc tránh thai kết hợp, các mẹ tham khảo bài viết Thuốc tránh thai kết hợp của POH nhé!

Cho con bú vô kinh

Ngoài phương pháp uống thuốc ngừa thai cho con bú như thuốc tránh thai kết hợp hay thuốc tránh thai một thành phần ở trên, chị em còn có thể áp dụng tránh thai khi cho con bú bằng phương pháp cho con bú vô kinh.

Từ lâu, người ta đã quan sát thấy rằng việc cho con bú có thể trì hoãn sự trở lại của kinh nguyệt ở phụ nữ mới sinh. Các nghiên cứu cũng đã xác nhận rằng những phụ nữ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và không bắt đầu có kinh nguyệt rất khó có thai trong sáu tháng đầu sau khi sinh.

 

Bc3Ba Me1Bab9 1024X683 1

Tránh thai bằng cách cho con bú được khá nhiều mẹ áp dụng.

Phụ nữ đang cho con bú thường dựa vào bao cao su và các phương pháp rào cản khác như đặt vòng tránh thai hoặc thuốc tránh thai.

Tuy nhiên, mẹ có thể cảm thấy an tâm hơn khi biết rằng sự kết hợp giữa nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và một phương pháp tránh thai khác sẽ giúp mẹ tránh thai hiệu quả hơn nhiều đó.

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là cách giảm cân hiệu quả mà còn là phương pháp tránh thai tuyệt vời dành cho các chị em. Vậy điều kiện cho con bú vô kinh là gì để tránh thai an toàn nhất? Các mẹ tham khảo bài viết Cho con bú vô kinh của POH nhé!

Xem thêm: Bà mẹ sau sinh_Biến chứng và phục hồi sau sinh

 

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x