Buồng trứng nhân tạo giúp bảo tồn khả năng sinh sản, không gây tái phát các bệnh ác tính

Buồng Trứng Nhân Tạo Giúp Bảo Tồn Khả Năng Sinh Sản, Không Gây Tái Phát Các Bệnh Ác Tính

Nhóm khoa học gia hàng đầu thế giới về bảo tồn khả năng sinh sản đã hoàn thiện các bước quan trọng cuối cùng trong việc phát triển buồng trứng nhân tạo. Các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Rigshospitalet ở Copenhagen, Đan Mạch, báo cáo rằng lần đầu tiên họ đã phân lập và tách bỏ ADN và các mô của buồng trứng.

Buồng trứng lúc đó gần như bị “tước bỏ linh hồn”, chỉ còn là một giàn giáo trơ khung. Điều đáng ngạc nhiên là buồng trứng nhân tạo được chế ra từ các mô trong buồng trứng thật của bệnh nhân có thể được cấy ghép vào cơ thể họ và vẫn có khả năng sản sinh ra trứng một cách tự nhiên.

Các thí nghiệm được mô tả bởi Tiến sĩ Susanne Pors đến từ Phòng thí nghiệm Sinh học Sinh sản của Rigshospitalet tại Hội nghị ESHRE thường niên lần thứ 34 tại Barcelona.

Nhóm Đan Mạch có kinh nghiệm nhất ở châu Âu trong việc lưu trữ mô buồng trứng để bảo tồn khả năng sinh sản, với 1100 bệnh nhân và 115 ca ghép được thực hiện ở 90 phụ nữ trong 20 năm qua.

 

Buồng Trứng Nhân Tạo Giúp Bảo Tồn Khả Năng Sinh Sản, Không Gây Tái Phát Các Bệnh Ác Tính

Buồng trứng nhân tạo giúp bảo tồn khả năng sinh sản mà không gây tái phát các bệnh ác tính.

Pors nói rằng việc phát triển phương pháp loại bỏ các tế bào từ mô buồng trứng và di chuyển các nang trứng ở giai đoạn đầu sẽ giúp loại trừ khả năng tái phát các khối u ác tính hiện diện trong mô ban đầu.

Hiện nay, hầu hết các trường hợp bảo tồn khả năng sinh sản bằng phương pháp đông lạnh mô buồng trứng được thực hiện trước khi điều trị ung thư vì xạ trị hoặc hóa trị có khả năng phá hủy chức năng của buồng trứng.

Bên cạnh đó, việc làm tan băng và tái tạo lại các mô được bảo quản lạnh ban đầu sẽ gây nguy cơ tái phát u ác tính. “Tuy nhiên, buồng trứng nhân tạo cho phép các nang trứng đã được đông lạnh tăng trưởng và phát triển mà không gây ra một khối u ác tính nào.” Pors cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm loại bỏ các tế bào sống trong mô buồng trứng khỏi phụ nữ trước khi điều trị ung thư bằng một quy trình hóa học kéo dài ba ngày.

Sau đó, quá trình này được kiểm tra thông qua phương pháp định lượng DNA và collagen. Việc loại bỏ các tế bào sống giúp giữ lại một khung nền cho mô ban đầu. Đó là giàn giáo sinh học mà trên đó các nang trứng giai đoạn đầu bị cô lập đã được đặt trở lại.

Các thử nghiệm về chức năng của ma trận ngoại bào cho thấy các mô đã được khử hoàn toàn và không còn bất cứ mã di truyền nào. “Sau đó, chúng tôi đã phát hiện ra rằng tế bào buồng trứng và các nang trứng ở giai đoạn đầu có thể tái tạo lại mô bị khử trong ống nghiệm bằng cách phục hồi quần thể và di chuyển vào giàn giáo”, Pors giải thích.

Thí nghiệm cấy ghép ở chuột cho thấy kỹ thuật khử hóa tế bào có thể hỗ trợ sự sống và phát triển của các nang trứng ở giai đoạn đầu.

Tiến sĩ Susanne Pors cho biết đây là lần đầu tiên các nang trứng của con người sống sót trong một giàn giáo đã được loại bỏ mã di truyền. Đó là một chiến lược mới cho việc bảo tồn khả năng sinh sản mà không sợ nguy cơ tái xuất tế bào ác tính, do chiếc khung trơ trọi không còn gì để ung thư có thể xâm chiếm.

Bà chia sẻ thêm rằng kỹ thuật này sẽ được áp dụng cho bệnh nhân ung thư có mô buồng trứng trữ lạnh được cấy ghép nhằm phục hồi khả năng sinh sản.

Pors nhận định nguy cơ tái phát bệnh ác tính từ mô đông lạnh là có thật, đặc biệt đối với những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu và ung thư có nguồn gốc từ trong buồng trứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm Copenhagen và nhiều nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ bị chuyển các tế bào ung thư từ các khối u ác tính khác dường như là rất thấp.

Pors xác nhận đây là một “nghiên cứu chứng minh khái niệm” lần đầu tiên cho thấy các nang trứng của con người có thể tồn tại trên một giàn giáo đã được loại bỏ mã di truyền. Các nghiên cứu sâu hơn hiện đang được lên kế hoạch để tối ưu hóa quy trình này, đồng thời đánh giá chất lượng của nang trứng cho các mục đích tiếp theo.

Ở một số quốc gia, bao gồm cả Đan Mạch, bảo quản lạnh mô buồng trứng hiện đã vượt ra khỏi giai đoạn thử nghiệm để trở thành một phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản.

Pors nói: “Chúng tôi có khoảng 100 lượt giới thiệu mỗi năm, không chỉ bệnh nhân ung thư mà cả những người tham gia hóa trị hoặc xạ trị, ước tính rằng khoảng 80% tất cả bệnh nhân ở Đan Mạch có thể hưởng lợi từ kỹ thuật này. Chúng tôi có mô đông lạnh từ 1100 bệnh nhân và có tỷ lệ hoạt động cao nhất trên mỗi người dân ở châu Âu.”

Trái ngược với Đan Mạch, ở nhiều quốc gia khác, tỷ lệ sử dụng buồng trứng nhân tạo nhằm bảo tồn khả năng sinh sản lại thấp hơn, do chưa có nhiều sự khuyến khích từ các bác sĩ chuyên khoa ung thư.

Nguồn: https://ivf.net/ivf/an-artificial-ovary-for-fertility-preservation-without-the-risk-of-reintroducing-malignancy-o10582.html

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online – Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

 

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x