Với những công việc hàng ngày, va chạm với đồ vật thường ngày . Thì việc trên cơ thể bạn có một vài vết thương nhỏ là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, bạn nên nhớ những cách cầm máu khi bị đứt tay sau đây. Sẽ có lúc bạn cần phải áp dụng cho bản thân và người quen.
Khi bị thương và bị chảy máu, việc đầu tiên mà bạn cần làm đó là vệ sinh vùng da bị chảy máu.
Bài viết liên quan >>
- Hướng dẫn cách cầm máu khi bị đứt tay đơn giản
- Mẹo chống say tàu xe hiệu quả không cần dùng thuốc
- Hướng dẫn cách đuổi chuột ra khỏi nhà nhanh chóng
Nội dung chính của bài viết
5 cách cầm máu khi bị đứt tay
-
Rửa tay sạch lại bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch
Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn tưởng chừng như vô lý, nhưng cách này lại cực kỳ là hiệu quả nhé. Bởi vì xà phòng diệt khuẩn có tác dụng loại bỏ được vi trùng ở bên trong hoặc là đang bám xung quanh vết thương.
Bạn nên rửa tay bằng nước sạch bởi vì những vi trùng cũng có thể di chuyển từ những nơi khác quanh bàn tay đến vết thương. Vì thế bạn cần vệ sinh vùng xung quanh vết thương sạch sẽ và an toàn nhất. Sau khi rửa tay và vệ sinh vùng da bị chày xước bạn không nên thổi vào vết thương đó nữa, mặc dù việc đó sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng mà việc đó sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn gia tang tại vùng bị thương
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rửa việc rửa vết cắt hoặc vết xước bằng nước sạch cũng tốt như sử dụng các chất khử trùng khác. Với mọi loại xà phòng, kể cả không phải xà phòng diệt khuẩn vẫn có khả năng giết chết các loại vi khuẩn khác nhau.

-
Sử dụng oxy già
Bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt oxy già trực tiếp lên vết thương. Như vậy là đã có thể loại bỏ được vi khuẩn đang bám trên vết thương rồi. Tuy nhiên khi sử dụng oxy già thì có thể dung dịch này sẽ khiến tay bạn có cảm giác dau và xót. Nhưng oxy già lại có tác dụng sát khuẩn rất tốt nhé.
-
Lau khô khu vực xung quanh vết thương
Dùng khăn mềm sạch hoặc giấy khô lau khô vùng nước ẩm xung quanh vết thương.
Bạn nên chú ý đừng lau trực tiếp lên vết thương. Bởi khi có vật va chạm vào sẽ làm cho bạn cảm giác đau đớn và khó chịu hơn rất nhiều. Việc lau khô xung quanh vết thương là để bước sau dính băng dễ dàng hơn. Sau khi lau khô thì các bạn dùng băng y tế băng bó lại vết thương.
-
Cầm máu bằng thuốc mỡ
Bạn chỉ cần bôi một chút thuốc mỡ vào vết đứt tay, sẽ có tác dụng cầm máu nhanh hơn. Và hơn thế nữa, thuốc mỡ còn có tác dụng sát trùng và làm dịu vết thương một cách nhanh chóng, hiệu quả.
-
Sử dụng băng y tế
- Trên thị trường có rất nhiều loai băng y tế cá nhân. Bạn nên dự phòng 1 hộp trong nhà của mình nhé bởi vì nó rất chi là tiện dụng đó.
- Bạn đặt băng y tế cẩn thận lên trên vết thương sao cho phần đệm nằm bao trọn vết thương. Để các loại vi khuẩn, vi trùng không có khả năng xâm nhập vào bên trong. Rồi sau đó dán băng kín lại tại vết thương ( đối vết thương dài thì bạn dùng loại băng y tế loại lớn).
- Tùy vào từng mức độ của vết đứt tay mà thời gian lành sẽ nhanh hay chậm.

Những mẹo vặt khác không thể bỏ qua >>
- Mẹo vặt giúp vệ sinh bếp ga sạch sẽ nhanh chóng
- Mẹo làm khô quần áo nhanh khi thời tiết hanh khô nồm
Lưu ý với cách cầm máu khi bị đứt tay
- Những cách trên là những cách cầm máu khi bị đứt tay vừa đơn giản lại nhanh chóng. Đối với những vết thương lớn hơn thì chúng ta nên dung băng bạc và băng cuộn. Hãy ghi nhớ các cách này để kịp thời áp dụng trong các trường hợp cần thiết nhé.
- Lưu ý: Đối với những người có bệnh máu khó đông thì nên đến bệnh viện và các cơ sở y tế gần nhất. Để bác sĩ kịp thời cầm máu cho bạn nhé. Bạn không nên tự cầm máu và để trong thời gian dài, máu sẽ mất rất nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là 5 cách cầm máu đơn giản nhất cho bạn khi bị đứt tay hay chảy máu. Tuy nhiên nó chỉ áp dụng cho những trường hợp chảy máu đơn giản hay để cầm máu. Đối với những vết thương lớn hoặc bệnh máu khó đông bạn nên sơ cứu và đưa đến ngay cơ sở y tế nhé.