Đặt vòng tránh thai ( phần I)

Đặt Vòng Tránh Thai ( Phần I)

Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai quen thuộc và phổ biến nhưng có phải chị em nào cũng hiểu đầy đủ và chính xác về phương pháp tránh thai này không nhỉ? Hãy cùng POH với bài viết dưới đây để có một cái nhìn khách quan và toàn diện hơn nhé.

Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai (NuvaRing) là một loại biện pháp tránh thai sử dụng nội tiết tố. Nó là một chiếc vòng mềm trong suốt, linh hoạt, có đường kính khoảng 5cm và dày chưa đến 6mm. (Vòng này không chứa cao su.)

Có hai loại vòng tránh thai là: vòng tránh thai đồng và vòng tránh thai Hormone.

 

Vòng Tránh Đã Trở Nên Quen Thuộc Với Các Chị Em Từ Lâu

Vòng tránh đã trở nên quen thuộc với các chị em từ lâu

Chị em sẽ chèn vòng vào âm đạo  vào đầu chu kỳ kinh nguyệt và để nó ở đó trong ba tuần. Khi vào trong, chiếc vòng sẽ liên tục tiết ra một lượng thấp estrogen và progesterone (progestin) tổng hợp. Đây là cùng hai loại hormone chị em có nếu uống thuốc tránh thai hàng ngày.

Sau ba tuần, lấy vòng ra và để nó ra ngoài đúng một tuần, trong thời gian đó sẽ có kinh nguyệt. Khi đã hoàn thành chu kỳ 28 ngày (21 ngày liên tục với vòng đặt trong, tiếp theo là bảy ngày không có vòng), và sẽ phải đặt một vòng mới vào ngày hôm sau.

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai ?

Chiếc vòng sẽ liên tục giải phóng estrogen và progestin ở mức thấp, cơ thể phụ nữ sẽ hấp thu chúng qua thành âm đạo. Cũng giống như việc uống thuốc tránh thai kết hợp, những hormone này giữ cho buồng trứng không giải phóng trứng.

Progestin cũng có tác dụng tránh thai khác. Nó làm đặc chất nhầy cổ tử cung, khiến tinh trùng khó đi vào tử cung và ống dẫn trứng hơn, nơi trứng có thể được thụ tinh nếu giải phóng ra.

Những thay đổi trong chất nhầy cổ tử cung cũng có thể cản trở quá trình một tinh trùng phải trải qua để có thể xâm nhập vào lớp vỏ cứng bên ngoài của trứng.

Cuối cùng, progestin làm mỏng niêm mạc tử cung nữ giới, về mặt lý thuyết nó có thể khiến cho trứng ít có khả năng bám vào đó nếu nó được thụ tinh.

Mẹ có thể đặt vòng nếu đang cho con bú không?

Nếu việc cho con bú vẫn ổn thỏa trong sáu tuần sau khi sinh, mẹ có thể sử dụng vòng tránh thai cũng không sao.

Tuy nhiên, nếu mẹ không có nhiều sữa, hoặc nếu em bé gặp khó khăn trong việc bú mẹ, thì vòng tránh thai có thể không phải là một lựa chọn tốt cho mẹ. Lý do là vì nó có thể làm giảm một chút lượng sữa mẹ tiết ra.

Vòng tránh thai hiệu quả như thế nào?

Khi được sử dụng một cách chính xác và đều đặn, vòng tránh thai có hiệu quả khoảng 99%. Điều này có nghĩa là chỉ một phụ nữ trong số 100 người sử dụng vòng đúng cách sẽ có thai trong năm đầu tiên.

Nếu không sử dụng vòng đúng quy cách – ví dụ: không đặt vòng liên tục trong ba tuần hoặc chờ quá lâu để đặt vòng mới mà không sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng – khả năng có thai sẽ cao hơn nhiều.

Mặc dù đặt vòng là một phương pháp tránh thai tuyệt vời, nhưng nó không có bất kỳ sự bảo vệ nào chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Vì vậy, nếu có nguy cơ mắc STI, chị em cũng cần sử dụng thêm bao cao su.

Ưu, nhược điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai là gì?

Ưu điểm của vòng tránh thai

  • Hiệu quả tránh thai cao, chị em dùng vòng tránh thai đúng cách có thể đạt hiệu quả tránh thai lên tới 99%
  • Không làm giảm khả năng ham muốn
  • Ít tốn kém, không mang cảm giác lo lắng như các phương pháp tránh thai dùng thuốc có thể quên uống
  • Không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này, khi muốn có em bé thì chỉ cần tháo vòng tránh thai ra và không ảnh hưởng đến việc cho con bú do không có hóa chất lạ trong cơ thể người mẹ

Nhược điểm của vòng tránh thai

Ngoài những ưu điểm kể trên, vòng tránh thai cũng có những nhược điểm nhất đinh chẳng hạn như:

  • Vẫn có thể lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục
  • Nguy cơ mang thai ngoài tử cung có thể tăng lên
  • Chị em có thể bị xuất huyết kinh từ 3 – 6 tháng liền

Thời gian đặt vòng tránh thai khi nào là thích hợp?

Thời điểm có thể đặt vòng với các chị em phụ nữ vừa sinh em bé xong là 3 tháng sau sinh. Nếu 3 tháng sau sinh mà kinh nguyệt xuất hiện trở lại thì sau 3 – 7 ngày khi sạch kinh chị em phụ nữ có thể đặt vòng được.

 

Thời Điểm Đặt Vòng Tránh Thai Thích Hợp Là Khi Nào

Thời điểm đặt vòng tránh thai thích hợp là khi nào?

Với các trường hợp như sau 3 tháng mà vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì trước khi đặt vòng các bác sĩ cần kiểm tra xem có bị mang thai hay không, đối với trường hợp không mang thai thì cần tiến hành khám và điều trị thích hợp sau đó dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ thì các chị em mới nên tiến hành đặt vòng.

Chị em cần làm gì nếu muốn có thai?

Tất cả những gì phải làm để đảo ngược tác dụng của vòng tránh thai là ngừng sử dụng nó. Chị em không cần phải giữ nó trong người suốt phần còn lại của chu kỳ trừ khi bản thân muốn.

Trong mọi trường hợp, rất có thể kinh nguyệt sẽ có lại trong vòng một vài ngày sau khi lấy vòng ra. Đối với hầu hết phụ nữ, khả năng sinh sản trở lại ngay sau khi ngừng sử dụng vòng, thường trong vòng hai đến bốn tuần.

Một số bác sĩ khuyên rằng nên sử dụng phương pháp tránh thai rào cản (như bao cao su hoặc màng ngăn) sau khi ngừng sử dụng vòng và đợi cho đến khi có một vài kỳ kinh nguyệt bình thường trước khi cố gắng thụ thai.

Điều này có thể giúp xác định ngày dự sinh chính xác hơn. Một số bác sĩ lại đưa ra lời khuyên là có thể thử thụ thai ngay nếu muốn.

Nếu có thai trước khi kinh nguyệt trở lại đều đặn, đừng lo lắng – chị em có thể đi siêu âm sớm để xác định ngày hạ sinh và thai kỳ.

Nhân tiện, chị em nên bảo rằng mình uống 400mg axit folic mỗi ngày trong ít nhất một tháng trước khi bắt đầu cố gắng thụ thai.

(Trên thực tế, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên sử dụng axit folic mỗi ngày, uống viên đơn hoặc uống vitamin tổng hợp.)

Chị em cũng nên gặp bác sĩ để khám sức khỏe ​​một vài tháng trước khi bắt đầu thử thụ thai.

Cách sử dụng vòng tránh thai chính xác là gì?

Chuẩn bị đặt vòng

Đầu tiên, đọc hướng dẫn đi kèm với chiếc vòng. Nếu không có hướng dẫn, chị em có thể tìm trên trang web NuvaRing. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng luôn có sẵn một chiếc vòng ở nhà để không gặp vấn đề gì nếu nhà thuốc đóng cửa khi cần đặt một chiếc vòng mới.

Bảo quản gói vòng chưa mở tránh xa nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời trực tiếp. Nhiệt độ trên 30 độ C và ánh sáng mặt trời trực tiếp có thể làm vòng tránh thai mất tác dụng. (Nếu nhà dễ bị nóng, hãy cất gói đựng vòng trong tủ lạnh, nhưng đừng để nó trong tủ đá.)

Chị em cũng cần phải trữ sẵn bao cao su gần mình như biện pháp tránh thai dự phòng, điều mà có thể cần khi đặt chiếc vòng đầu tiên và chắc chắn sẽ cần nếu đặt vòng mới vào muộn. Bao cao su cũng nên được sử dụng nếu có nguy cơ bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục.

Cuối cùng, hãy cân nhắc việc mua một gói thuốc tránh thai khẩn cấp trong trường hợp cần chúng.

Đặt và sử dụng vòng

Trước khi đặt vòng mới, hãy kiểm tra kỹ hạn sử dụng ghi trên hộp, sau đó rửa tay bằng xà phòng và nước. Ép hai bên của vòng vào với nhau bằng ngón tay cái và ngón trỏ, sau đó nhẹ nhàng đẩy chiếc vòng vào âm đạo, chiếc vòng sẽ tự mở ra khi thả tay.

Nếu chị em có thể cảm thấy chiếc vòng trong âm đạo, hãy sử dụng ngón tay để nhẹ nhàng đẩy nó vào sâu hơn. Chiếc vòng sẽ có hiệu quả như nhau cho dù nó ở vị trí nào trong âm đạo.

Khi một chiếc vòng được đặt đúng chỗ, hãy để nó ở đó trong ba tuần liên tiếp. Nếu vì bất kỳ lý do gì, chiếc vòng bị tuột khỏi âm đạo trong hơn 3 giờ tại một thời điểm nào đó trong ba tuần này, chị em sẽ không được bảo vệ và sẽ cần sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng như bao cao su trong bảy ngày tiếp theo sau khi đặt lại vòng.

Tháo vòng

Sau khi đặt vòng trong 21 ngày liên tiếp, hãy tháo nó ra và bắt đầu nghỉ vòng bảy ngày. Trong tuần này, chị em có thể sẽ có kinh nguyệt (có thể chỉ chảy máu rất ít), chu kỳ thường sẽ bắt đầu từ hai đến ba ngày sau khi lấy vòng ra.

Trong tuần không dùng vòng chứa hormone vẫn được tránh thai và không cần sử dụng phương pháp dự phòng.

Để tháo vòng, đưa ngón tay trỏ vào âm đạo, móc ngón tay vào bên dưới chiếc vòng và kéo nó ra.

Vứt bỏ chiếc vòng bằng cách đặt nó vào túi đựng ban đầu hoặc nhét nó vào một túi kín trước khi vứt vào thùng rác. (Hãy chắc chắn rằng trẻ em hoặc thú cưng không thể lấy nó ra.) Đừng xả vòng xuống bồn cầu nhé!

Bắt đầu đặt vòng tiếp theo

Việc đặt một chiếc vòng mới không quá một tuần sau khi tháo chiếc vòng cuối cùng là rất quan trọng. Nếu khoảng thời gian không đặt vòng kéo dài hơn bảy ngày, chị em sẽ không còn được tránh thai nữa.

Hãy đặt vòng mới vào thời điểm này, ngay cả khi chị em vẫn đang ra máu kinh nguyệt. Miễn là lắp vòng mới đúng lúc, chị em sẽ được bảo vệ liên tục và không cần sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng.

Nếu hơn bảy ngày trôi qua kể từ khi tháo vòng mà chưa lắp vòng mới, chị em sẽ cần sử dụng một biện pháp tránh thai khác nếu có quan hệ tình dục. Khi đặt vòng mới muộn, sẽ cần sử dụng phương pháp tránh thai dự phòng (như bao cao su) trong bảy ngày đầu tiên sau khi đặt vòng.

Vậy nên chị em nên đánh dấu trên lịch nhắc ngày đặt vòng, khi nào tháo vòng và khi cần đặt vòng mới.

Bảo vệ bản thân trước bệnh lây qua đường tình dục

Chiếc vòng tránh thai sẽ không giúp ngăn ngừa HIV, bệnh lậu, chlamydia hoặc bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào khác. Vì vậy, nếu chị em hoặc bạn tình có quan hệ tình dục với bất kỳ ai khác hoặc chích thuốc trái phép, sẽ cần đảm bảo rằng bạn tình sử dụng bao cao su tự nhiên (hoặc polyurethane nếu một trong hai bạn bị dị ứng với cao su) mỗi khi quan hệ tình dục.

Cách bước đặt vòng tránh thai

Chị em sẽ cần gặp bác sĩ để khám trước. Nếu phù hợp để đặt vòng tránh thai – nghĩa là không có rủi ro về sức khỏe và cảm thấy thoải mái khi đặt vòng vào âm đạo – bác sĩ sẽ viết một đơn thuốc. Không cần phải đo đạc thử gì cả: Vòng tránh thai chỉ có một cỡ.

Bước 1: Đầu tiên, chị em nên tìm hiểu kỹ về các phương pháp tránh thai và ưu, nhược điểm của biện pháp tránh thai đặt vòng, có thể hỏi ý kiến, tư vấn của bác sĩ để có quyết định chính xác hơn.

Bước 2: Bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản để tránh tình trạng viêm nhiễm và các trường hợp đã mang thai vì có thể dẫn đến vô sinh sau này nếu cố ý đặt vòng.

Bước 3: Bác sĩ sẽ xác định vị trí tử cung bằng thước đo buồng tử cung chuyên dùng sau đó đưa vòng tránh thai qua cổ tử cung và định vị trong buồng tử cung.

 

Bác Sỹ Tiến Hành Đặt Vòng Tránh Thai.

Bác sỹ tiến hành đặt vòng tránh thai

Bước 4: Sợi dây ở vòng sẽ được cắt ngắn lại chỉ còn tầm 3 – 4 cm, sợi dây này giúp chị em định vị lại vòng và dây không quá dài để không ảnh hưởng đến quá trình quan hệ.

Bước 5: Bác sĩ kiểm tra lại vị trí của vòng xem có đúng vị trí trong buồng tử cung bằng cách siêu âm, bác sĩ sẽ hẹn ngày khám lại và kê thuốc. Điều đáng chú ý là chị em không quan hệ ngay sau khi vòng được đặt để tránh bị lệch khỏi vị trí.

 Xem thêm thông tin về Vòng tránh thai trên POH tại : Đặt vòng tránh thai (phần II)

Nguồn: Babycenter

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x