Dư thừa sữa mẹ có tốt hay không?

Dư Thừa Sữa Mẹ Có Tốt Hay Không?

Thừa sữa là gì?

Thừa sữa là khi ngực mẹ có nhiều sữa đến nỗi mẹ không bao giờ cảm thấy ngực mình mềm mại. Ngực quá đầy cũng sẽ khiến mẹ cảm thấy không thoải mái.

Nếu mẹ đáp ứng đủ sữa cho con hoặc thậm chí dư thừa em bé sẽ phát triển tốt. Đồng thời con cũng đi vệ sinh nhiều lần hơn trong một ngày.

%E1%Ba%A2Nh%200%20S%E1%Bb%Afa%20M%E1%Ba%B9%20L%C3%A0%20Th%E1%Bb%A9C%20%C4%83N%20T%E1%Bb%91T%20Nh%E1%Ba%A5T%20Cho%20Tr%E1%Ba%Bb%20S%C6%A1%20Sinh%20V%C3%A0%20Tr%E1%Ba%Bb%20Nh%E1%Bb%8F%2C%20M%E1%Ba%B9%20N%C3%Aan%20C%E1%Bb%91%20G%E1%Ba%Afng%20Duy%20Tr%C3%Ac%20Cho%20Con%20B%C3%Ba%20M%E1%Ba%B9%20Ho%C3%A0N%20To%C3%A0N%20Trong%206%20Th%C3%A1Ng%20%C4%91%E1%Ba%A7U.

Làm sao để giảm bớt lượng sữa mẹ khi mẹ có quá nhiều sữa?

Nếu bé ăn tốt và mẹ có thể xử lý được thì việc dư thừa sữa sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Ngược lại, nếu mẹ không thể kiểm soát, chuyện này cũng trở thành một vấn đề cho mẹ.

Nếu sữa của mẹ chảy quá nhanh trong lúc bú, bé có thể gặp những trường hợp như:

  • Kéo vú ra.
  • Ho và lúng túng, bởi vì bé có thể nuốt không kịp.
  • Uốn người ra khỏi mẹ, từ chối ăn và trở nên buồn bã, cáu gắt.
  • Thay đổi khớp ngậm sang chỉ ngậm núm vú mẹ để làm chậm dòng sữa.
  • Trớ thường xuyên do sặc hoặc ăn quá no

Trong giai đoạn đầu cho bé ăn, mẹ sẽ rất bối rối nếu con để trào sữa ra hoặc quay mặt đi không chịu bú.

Phải mất vài tuần sau thì ngực mẹ mới có thể điều chỉnh tiết sữa theo nhu cầu của bé. Dần dần mẹ và bé sẽ hình thành một thói quen sinh hoạt thoải mái cho cả hai.

Cơ thể mẹ rất nhạy cảm với các tín hiệu của em bé. Một tiếng khóc hay mùi hương của trẻ cũng có thể kích thích ngực mẹ tiết ra sữa trước cả khi bé chạm vào ngực mẹ.

Phản xạ sữa xuống 

Trong những ngày đầu cho con bú, ngực mẹ sẽ sản xuất rất nhiều sữa. Cơ thể đang tạo ra đủ sữa để nuôi cặp song sinh hoặc thậm chí là ba em bé sơ sinh.

Ngay khi bé có thể bú mẹ thành công, việc sản xuất sữa sẽ bắt đầu ổn định. Khi đó, con sẽ được ăn theo đúng nhu cầu của mình.

Các vấn đề thường gặp trong việc nuôi con bằng sữa mẹ chủ yếu có liên quan đến kỹ năng bú mẹ của trẻ, bao gồm:

  • Khớp ngậm không đúng khiến bé bú không đủ no vì vậy con sẽ bị bú vặt, ngủ vặt
  • Chưa bú cạn bên vú này đã chuyển sang bên vú kia khiến con không nhận được lượng sữa béo về sau
  • Vắt sữa nhiều hơn nhu cầu của bé. Ngực mẹ tạo ra sữa theo yêu cầu, vì vậy nếu mẹ vắt nhiều hơn lượng con muốn sẽ kích thích ngực sản xuất ra nhiều sữa hơn.

Tình trạng có quá nhiều sữa trong một thời gian dài là rất hiếm. Đó có thể là triệu trứng một căn bệnh mà mẹ mắc phải hoặc có thể là tác dụng phụ khi mẹ uống một loại thuốc nào đó. Mẹ nên nói chuyện với bác sĩ nếu nghĩ mình gặp vấn đề với lượng cung sữa.

Làm thế nào để có thể giúp con bú dễ dàng hơn?

Có hai cách mẹ có thể thử để giúp con bú dễ dàng hơn: giúp bé xử lý khi sữa chảy nhanh hoặc giảm lượng sữa tiết ra.

Tình trạnh sữa tràn và phun ra sẽ khiến trẻ khá khó khăn trong khi bú mẹ. Dưới đây là một số gợi ý để hạn chế xảy ra tình trạng này:

  • Thay đổi tư thế cho bé bú. Hãy thử bế bé đối diện với mẹ để cho bé ăn, để đầu của bé ngửa ra một chút (vị trí koala). Mẹ cũng có thể nằm hoặc ngả người và cho bé nằm ngửa, trong tư thế cho con bú thoải mái. Trọng lực sẽ giúp dòng sữa chảy ra ít hơn.
  • Trước mỗi lần cho ăn, mẹ hãy vắt sữa bằng tay hoặc bơm sữa vừa đủ để làm chậm dòng sữa chảy. Với chỗ sữa này, mẹ có thể bỏ đi hoặc cất vào hộp tiệt trùng để lần sau cho bé ăn. Đừng vắt quá nhiều, cũng đừng vắt giữa mỗi lần ăn. Vì mẹ càng vắt nhiều, thì lượng sữa tiết ra sẽ càng nhiều hơn đó.
  • Khi bé bắt đầu nhúc nhích và chạm vào vú mẹ, sữa đồng thời sẽ được kích thích tiết ra, mẹ thực hiện vắt sữa đầu vào một chiếc khăn. Nếu con đã bắt đầu bú, mẹ có thể cần phải nhẹ nhàng đưa đầu con ra xa, dứt vú ra khỏi miệng bé để vắt. Sau đó khi dòng sữa đã chảy chậm một chút, mẹ đưa đầu trẻ gần lại để con ngậm lại núm vú và tiếp tục bú.
  • Hãy để bé ngừng bú khi con mệt mỏi và cần nghỉ ngơi.

Nếu nguồn sữa không giảm, mẹ nên làm gì?

Nếu ngực tiết ra quá nhiều sữa, mẹ có thể cố gắng để giảm lượng sữa. Tuy nhiên chú ý chỉ giảm lượng sữa khi con tăng cân nhanh quá mức trung bình. Mẹ nên theo dõi cân nặng của bé thường xuyên để xem con có đang ở trong trường hợp này không.

Sua20Me

Nguồn sữa quá nhiều, mẹ có thể vắt ra và bảo quản cho con ăn dần hoặc chia sẻ với các mẹ khác.

Block-feeding là phương pháp được áp dụng trong trường hợp này (cho bú theo “múi giờ”) có nghĩa là chỉ sử dụng một vú trong một thời gian. Bế bé và để bé bú mỗi lần bé muốn ăn. Hãy chắc chắn rằng mẹ chỉ sử dụng một bên vú trong khoảng thời gian hai giờ trước khi chuyển sang vú khác trong hai giờ tiếp theo.

Khi chỉ để bé bú từ một bên vú, mẹ có thể vắt sữa vừa đủ ở bên vú kia để đỡ bị căng tức, khó chịu. Mẹ chỉ cần dùng tay vắt sữa chứ không cần dùng máy, chú ý đừng vắt quá nhiều.

Mẹ sẽ thấy hiệu quả sau một tuần thực hiện. Mẹ hãy theo dõi cân nặng của bé trong những tuần tiếp theo để đảm bảo vẫn cung cấp đủ sữa cho bé.

Nếu cơ thể vẫn sản xuất nhiều sữa hơn nhu cầu của bé, mẹ có thể vắt sữa và dự trữ lại và có thể chia sẻ với các bà mẹ khác không có đủ sữa cho con.

Bé không chịu bú phải làm sao?

Trong những ngày đầu cho con bú, mẹ và bé có thể chỉ cần thực hành thêm một chút. Trong giai đoạn đầu hai mẹ con vẫn trong giai đoạn làm quen với chuyện này. Đôi khi mẹ sẽ nhận thấy rằng bé dễ dàng bú ở một bên vú hơn bên còn lại.

Nếu bé đang buồn bã và từ chối ăn hoàn toàn, mẹ sẽ cần được giúp đỡ từ một chuyên gia cho con bú.

Trong trường hợp cả mẹ và bé đều đang mệt mỏi, hãy thử vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa để mẹ có thời gian bình tĩnh lại cho đến khi nhận được lời khuyên từ bác sĩ hoặc các chuyên gia nuôi con bằng sữa mẹ.

Nếu mẹ vắt sữa, hãy tìm cách bảo quản sữa thật cẩn thận để đảm bảo những lợi ích cho con khi uống sữa được vắt ra.

Nguồn: Babycenter

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x