Khám sức khỏe trước mang thai gồm những gì?

Khám Sức Khỏe Trước Mang Thai Gồm Những Gì?

Cách tốt nhất để mang lại cho bé một sự khởi đầu tuyệt vời trong cuộc sống là đảm bảo rằng mẹ có đủ sức khỏe trước khi mang thai. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ khám sức khỏe khoảng ba tháng đến một năm trước khi thử thụ thai. 

Bc3A1C20Sc4A93 5

Chị em cần kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để đảm bảo sẵn sàng đón nhận em bé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thảo luận về bất kỳ mối quan tâm nào của mình để nhận được những lời khuyên cho một thai kỳ khỏe mạnh. 

Vậy khám tổng quát trước khi mang thai gồm những gì?

Dưới đây là một số cách mà chị em phụ nữ có thể chuẩn bị cho cơ thể mình trước khi mang thai.

Xem xét lại biện pháp tránh thai đang sử dụng

Nếu đã tiêm thuốc ngừa thai thì có thể mất đến 12 tuần để các hormone kích hoạt rời khỏi cơ thể. Sau đó sẽ thêm mất ba tháng đến một năm để khả năng sinh sản quay trở lại bình thường. Còn nếu bạn uống thuốc thì sáu tháng sẽ là khoảng thời gian để chu kỳ trở về ổn định. 

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp khác, loại biện pháp tránh thai đang hoặc đã sử dụng sẽ không ảnh hưởng đến việc mang thai trong thời gian dài. Nếu có bất kỳ lo ngại nào về việc tránh thai, hãy thảo luận với bác sĩ nhé.

Bệnh sử

Hãy chắc chắn rằng bác sĩ có thể biết rõ về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà một trong hai vợ chồng bạn đã gặp phải trong quá khứ. 

Nếu có thể, bạn nên chia sẻ với bác sĩ về cả những vấn đề sức khỏe đã xảy ra trong gia đình, bao gồm cả những người họ hàng từng gặp biến chứng thai kỳ. 

Nhờ đó bác sĩ sẽ giúp tư vấn về bất kỳ biến chứng tiềm ẩn nào có thể gặp phải cả trước và trong khi mang thai đấy.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung

Khám sàng lọc trước khi mang thai về bệnh ung thư cổ tử cung (còn được gọi là xét nghiệm phết cổ tử cung hoặc xét nghiệm phết tế bào) thường không đáng tin cậy một khi mẹ đã bước vào thai kỳ, bởi cổ tử cung sẽ thay đổi khá nhiều trong khoảng thời gian này. 

Do đó, nếu có dự định sàng lọc ung thư cổ tử cung trong năm tới, hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá điều dưỡng xem liệu bạn có nên thực hiện trước khi mang thai hay không nhé.

Xét nghiệm nước tiểu và máu

Những xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai này có thể kiểm tra toàn bộ các vấn đề, bao gồm tình trạng thiếu máu và các loại bệnh nhiễm trùng. 

Tuy nhiên bạn sẽ không được tiến hành những xét nghiệm này thường xuyên, vì vậy điều quan trọng là hãy nói chuyện với bác sĩ nếu có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe của mình nhé.

Chẩn đoán sớm tình trạng sức khỏe sẽ cho phép bác sĩ có thể hỗ trợ bạn nhiều hơn nếu có ý định thụ thai. 

Ví dụ, nếu mẹ bị tiểu đường thì bé sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh khuyết tật nhất định. Tuy nhiên, bằng cách theo dõi chặt chẽ và duy trì lượng đường trong máu, những rủi ro này sẽ được giảm đáng kể đấy. 

Me1Bab920Be1Baa7U20Xc3A9T20Nghie1Bb87M20Tie1Bb81N20Se1Baa3N20320Thc3A1Ng20C491E1Baa7U 1

Xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai là rất quan trọng đối với chị em chuẩn bị mang thai

Bên cạnh đó, chị em cũng nên cân nhắc việc đến phòng khám để được kiểm tra về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). 

STI không phải lúc nào cũng có triệu chứng, vì vậy việc kiểm tra là cần thiết nếu bạn đã từng quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng.

Kiểm tra huyết áp

Huyết áp cao trong thai kỳ thường khá phổ biến, đặc biệt là nếu mẹ bị thừa cân. Trong hầu hết các trường hợp, y tá sẽ chỉ theo dõi huyết áp của mẹ sau khi đã thụ thai. 

Tuy nhiên, nếu trước đây bạn được chẩn đoán bị huyết áp cao thì bác sĩ cũng sẽ giúp đo và ghi lại một lần nữa trước khi thụ thai. Điều này sẽ cho phép y tá theo dõi tốt hơn về sự thay đổi của huyết áp khi mang thai và hỗ trợ thêm nếu cần thiết. 

Trong trường hợp bạn không chắc chắn huyết áp của mình có cao hay không, hãy đăng ký một buổi khám sức khỏe trước khi mang thai với bác sĩ để được đo huyết áp luôn nhé.

Cân nặng khỏe mạnh

Thừa cân hay thiếu cân đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ, thậm chí có thể gây biến chứng cho cả mẹ và bé khi mang thai. Do đó, tốt nhất là chị em nên có chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng từ 19 đến 25 nhé. 

Nếu cảm thấy việc thay đổi lối sống là một điều khó khăn đối với bản thân thì bác sĩ sẽ luôn sẵn lòng tư vấn và hỗ trợ bạn đấy. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được giới thiệu đến bác sĩ dinh dưỡng trong trường hợp chỉ số BMI quá cao hay quá thấp.

Tiêm vắc-xin

Việc đảm bảo thực hiện tiêm phòng đầy đủ có thể giúp bảo vệ cả mẹ và bé khỏi một loạt các vấn đề sức khỏe. Đồng thời, có một số loại vắc-xin không an toàn khi mang thai, vì vậy tốt nhất là chị em nên tiêm chủng trước khi mang thai nhé. 

Bác sĩ hoặc y tá điều dưỡng cũng sẽ giúp kiểm tra và cho bạn biết mình còn cần tiêm những loại vắc-xin nào nữa đấy.

Cai thuốc lá

Hút thuốc có thể gây ra các biến chứng cho mẹ và bé, đồng thời làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. 

Mặc dù thuốc lá điện tử ít gây hại cho sức khỏe hơn thuốc lá thông thường, nhưng chúng ta vẫn chưa thể chắc chắn hoàn toàn về những ảnh hưởng của nó. Vì vậy, an toàn nhất là nên cai thuốc hoàn toàn để có một cơ thể khỏe mạnh trước khi mang thai. 

Việc bỏ thuốc lá thực sự là một điều khó khăn, do đó hãy liên hệ và tìm kiếm sự tư vấn và trợ giúp từ bác sĩ, người thân và bạn bè xung quanh nhé.

Thuốc men

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc thông thường nào thì hãy kiểm tra với bác sĩ để xem liệu có an toàn khi tiếp tục dùng thuốc khi đang mang thai hay không. 

Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không cần phải thay đổi, nhưng đôi khi bác sĩ có thể giúp kê đơn một loại thuốc khác an toàn hơn cho thai kỳ đấy. 

Khc3A1M20Se1Bba9C20Khe1Bb8Fe20Sau20Sinh 1

Chị em tham khảo lưu ý trước khi mang thai về những loại thuốc an toàn cho mẹ và bé.

Ngoài ra, khi đã xác định muốn có em bé thì chị em cũng nên tránh một số loại thuốc không kê đơn như ibuprofen và thuốc kháng histamin, vì những phương pháp điều trị này không phải lúc nào cũng an toàn cho trẻ sơ sinh đâu.

Xét nghiệm di truyền

Nếu bị mắc các bệnh rối loạn di truyền như xơ nang hoặc tan máu bẩm sinh thì bạn nên tiến hành xét nghiệm di truyền. Xét nghiệm này sẽ cho phép ước tính khả năng mẹ sẽ di truyền bệnh sang bé. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được đề nghị kiểm tra nếu trong gia đình đã từng có lịch sử di truyền các loại bệnh này, do đó hãy chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn đầy đủ nhé.

Bổ sung vitamin

Ngay khi bắt đầu cố gắng có em bé, bạn nên sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày và duy trì điều này cho đến khi thai kỳ đã được ít nhất 12 tuần. 

Bạn có thể dùng axit folic như một chất bổ sung độc lập, hoặc là một phần của vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, một số loại vitamin tổng hợp chứa hàm lượng vitamin A cao và không an toàn cho trẻ khi mang thai. 

Do đó, chị em nên lựa chọn loại vitamin tổng hợp được điều chế riêng cho thai kỳ và luôn luôn kiểm tra với dược sĩ nếu chưa chắc chắn nhé.

Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc hoặc mối quan tâm cụ thể nào về việc mang thai thì bây giờ chính là thời gian để hỏi đấy! Bác sĩ, nữ hộ sinh và y tá điều dưỡng sẽ sẵn lòng trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà bạn có. 

Không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn khi muốn dành những gì tốt nhất cho em bé của mình. Vì vậy, hãy thoải mái nêu ra bất cứ câu hỏi nào đang làm phiền tâm trí của bạn nhé. 

Hoặc bạn cũng có thể trò chuyện với các cặp vợ chồng khác đang cố gắng thụ thai trong khu vực sinh sống của mình nữa đấy.

Nguồn: Babycenter

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online – Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

 

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x