Kiểm tra sức khỏe sinh sản vợ chồng cần biết những gì?

Kiểm Tra Sức Khỏe Sinh Sản Vợ Chồng Cần Biết Những Gì?

Khi đã sẵn sàng mang thai, chị em nên làm gì?

Điều này phụ thuộc vào thời gian cố gắng mang thai. 4/5 cặp vợ chồng thụ thai trong vòng một năm, miễn là hai vợ chồng quan hệ tình dục thường xuyên và người vợ dưới 40 tuổi.

Vì vậy, nếu chỉ mới thử vài tháng, mẹ nên chờ thêm một thời gian nữa. Nếu đã cố gắng ít nhất một năm, hai vợ chồng nên đặt lịch hẹn với bác sĩ đa khoa để kiểm tra về khả năng sinh sản của mình. 

A25 1Hai vợ chồng nên cùng nhau khám sức khỏe sinh sản 

Bởi vì các xét nghiệm và điều trị sinh sản khá mất thời gian, hãy thăm khám bác sĩ nếu mẹ trên 35 tuổi hoặc nếu đã biết hay nghi ngờ rằng mình có vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nếu có thể, cả hai vợ chồng nên đi khám cùng nhau. Tỷ lệ nam giới và nữ giới gặp các vấn đề về khả năng sinh sản gần như bằng nhau. Có 40% các trường hợp cả hai vợ chồng đều có vấn đề, vì vậy hai vợ chồng cùng đi kiểm tra là tốt nhất.

Nếu cả hai đã đặt lịch khám với các bác sĩ khác nhau thì hãy đặt các cuộc hẹn riêng, nhưng mỗi người có thể sẽ được yêu cầu ký vào một biểu mẫu để các bác sĩ có thể chia sẻ thông tin.

Bác sĩ có thể muốn nói chuyện với cả hai vợ chồng về tiền sử sức khỏe và tình dục, cũng như lối sống chung của hai người và có thể kiểm tra thể chất để tìm một số nguyên nhân dễ thấy của vấn đề khó thụ thai.

Sau đó bác sĩ sẽ giới thiệu trực tiếp đến một chuyên gia phụ sản cho các xét nghiệm ban đầu.

Bác sĩ sẽ hỏi những gì?

Bác sĩ  có thể hỏi về:

  • Sức khỏe và lịch sử sức khỏe. Một số điều kiện sức khỏe và thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Đời sống tình dục, bao gồm tần suất quan hệ, thời gian cố gắng thụ thai và các loại biện pháp tránh thai đã sử dụng trong quá khứ.
  • Sức khỏe tình dục. Bởi có các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như chlamydia, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Bất kỳ vấn đề nào về tình dục: đau đớn khi quan hệ tình dục có thể là một dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu. Vấn đề cương cứng hoặc xuất tinh cũng gây khó khăn trong việc thụ thai.
  • Bất kỳ vấn đề nào về chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như chu kỳ không đều.
  • Lịch sử sinh sản. Ví dụ, một trong hai người đã có con, đã có thai trước đó hoặc đã từng bị sảy thai.
  • Lối sống của hai vợ chồng, bao gồm cân nặng và thói quen uống rượu, môi trường làm việc và chuyện hút thuốc lá hay sử dụng thuốc kích thích.

Bác sĩ cũng sẽ thảo luận về những tác động của tuổi tác của hai vợ chồng, vì những điều này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Những cuộc trò chuyện kiểu này với bác sĩ có thể sẽ khá ngại ngùng. Nhưng tốt nhất là hãy luôn thành thật để được điều trị tốt nhất có thể.

Các câu trả lời sẽ được giữ bí mật, và bác sĩ đã gặp rất nhiều trường hợp như vậy trước đó. Bác sĩ sẽ giúp đỡ mẹ chứ  không phán xét điều gì.

Bác sĩ sẽ xét nghiệm và kiểm tra những gì?

Bác sĩ có thể làm kiểm tra thể chất cho hai vợ chồng để nhận biết các dấu hiệu rõ ràng.

Đối với phụ nữ, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra vùng bụng và vùng xương chậu. Điều này có thể nhận biết các vấn đề như lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu, u xơ hoặc u nang buồng trứng.

Đối với nam giới, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra dương vật và tinh hoàn xem có bị nổi cục hay các vấn đề khác không.

Tùy thuộc vào câu trả lời và kết quả kiểm tra thể chất, hai vợ chồng cũng có thể được yêu cầu làm một số xét nghiệm sinh sản cơ bản như sau:

Đối với phụ nữ:

  • Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, nếu mẹ không làm xét nghiệm gần đây.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra xem mẹ có miễn dịch với sởi (rubella) hay không. Nhiễm rubella trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra khả năng miễn dịch với bệnh thủy đậu. Bệnh này có thể gây ra một số vấn đề cho thai nhi nếu mẹ mắc thủy đậu lần đầu trong thai kỳ. Xét nghiệm này có thể không cần thiết nếu mẹ đã bị thủy đậu trước đó hoặc đã được tiêm vắc-xin phòng thủy đậu.
  • Xét nghiệm bằng gạc âm đạo hoặc xét nghiệm nước tiểu để phát hiện chlamydia, một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục có thể gây tổn thương cho ống dẫn trứng.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra hormone progesterone, hormone thể hiện cơ thể mẹ có rụng trứng hay không. Bài kiểm tra cần được thực hiện tại một thời điểm cụ thể trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều, mẹ cũng có thể được làm xét nghiệm cho một loại hormone rụng trứng khác, gonadotrophins.

Mẹ cũng có thể được làm các xét nghiệm khác, dựa trên các triệu chứng. Ví dụ, các vấn đề về tuyến giáp có thể góp phần gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản, vì vậy nếu bác sĩ đa khoa nghĩ rằng có vấn đề về tuyến giáp thì sẽ cho mẹ làm xét nghiệm bổ sung để kiểm tra.

Đối với nam giới

Các xét nghiệm ban đầu có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm tinh trùng để kiểm tra xem bố sản xuất bao nhiêu tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh, chất lượng như thế nào và di chuyển tốt có tốt không.
  • Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện chlamydia

Nếu các kết quả kiểm tra này không tiết lộ bất kỳ vấn đề cụ thể nào, bác sĩ sẽ đề nghị một vài thay đổi lối sống cho cả hai vợ chồng và khuyến khích tiếp tục cố gắng.

Nếu bố trên 35 tuổi hoặc các xét nghiệm cho thấy bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra, bác sĩ đa khoa sẽ giới thiệu hai vợ chồng  đến gặp bác sĩ chuyên khoa phụ sản.

Phải làm gì khi được giới thiệu đến một chuyên gia phụ sản?

Nếu được giới thiệu, chuyên gia sẽ hỏi thêm một số câu hỏi và cho hai vợ chồng làm thêm một số bài kiểm tra để cố gắng tìm hiểu sâu hơn về những gì khiến mẹ khó thụ thai.

A27Một bác sĩ chuyên khoa phụ sản sẽ giúp hai vợ chồng thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu

Nhiều xét nghiệm cho phụ nữ cần phải thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể của chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy mẹ cần sắp xếp lại cuộc sống cá nhân hàng ngày để dành thời gian cho những lần xét nghiệm đó.

Đối với nam giới, một số xét nghiệm có thể yêu cầu không xuất tinh trong một khoảng thời gian xác định trước khi thử nghiệm.

Các xét nghiệm cho nữ bao gồm:

  • Kiểm tra xem ống dẫn trứng xem có sạch không, bằng phương pháp chụp X-quang buồng tử cung và vòi trứng (hysterosalpingogram – HSG). Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang qua cổ tử cung và sử dụng tia X để kiểm tra xem có tắc nghẽn hoặc bất kỳ vấn đề nào khác, chẳng hạn như mô sẹo và u xơ tử cung hay không.
  • Quét siêu âm, trong đó bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa một cảm biến nhỏ vào âm đạo (quét qua màng cứng). Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng sẽ tiêm chất dịch phản quang vào tử cung để tìm kiếm bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong ống dẫn trứng hoặc những bất thường của tử cung, bao gồm lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung.
  • Một hoạt động khác để kiểm tra ống dẫn trứng, được gọi là nội soi có thuốc phản quang. Cũng như các phương pháp trên, bác sĩ sẽ tiêm chất dịch cản quang vào tử cung, nhưng sau đó bác sĩ sẽ tạo ra một vết cắt nhỏ trên bụng và đưa vào một đầu dò có chứa một máy ảnh rất bé cho phép kiểm tra tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng một cách kỹ lưỡng. Mặc dù đây chỉ là tiểu phẫu nhưng nó liên quan tới nhiều bộ phận hơn các xét nghiệm khác, vì vậy thủ thuật này thường chỉ được sử dụng nếu có nghi ngờ có vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh viêm vùng chậu.

Các xét nghiệm cho nam giới bao gồm:

Phân tích tinh dịch chi tiết hơn để tìm kiếm các vấn đề cụ thể với tinh trùng, dựa trên kết quả từ phân tích trước đó.

Cơ hội nào để xác định các vấn đề sinh sản?

Chuyên gia phụ sản sẽ làm việc với hai vợ chồng để cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến hai vợ chồng mất nhiều thời gian mà vẫn chưa thành công.

Mặc dù hầu hết các cặp vợ chồng đều được chẩn đoán, đôi khi rất khó tìm ra chính xác lý do tại sao một số cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thụ thai.

Đối với khoảng 25% các cặp vợ chồng, các chuyên gia phụ sản không thể tìm ra chính xác điều gì gây khó khăn cho việc thụ thai (vô sinh không rõ nguyên nhân).

Và đối với khoảng 40% các cặp vợ chồng, vấn đề được tìm thấy ở cả vợ và chồng,  khiến cho việc thu hẹp nguyên nhân trở nên rất khó khăn.

Nếu chuyên gia phụ sản có thể tìm ra nguyên nhân của vấn đề thì sẽ làm việc với mẹ để tìm ra các phương án điều trị phù hợp. Nhưng ngay cả khi không thể xác định được lý do, mẹ vẫn có cơ hội sinh con.

Nhiều cặp vợ chồng có khả năng vô sinh không rõ nguyên nhân được sẽ thụ thai tự nhiên nếu tiếp tục cố gắng.

Vì vậy, chuyên gia phụ sản sẽ khuyên cả hai nên thử trong vòng hai năm (bao gồm bất kỳ lúc nào hai bạn đang cố gắng trước khi làm xét nghiệm sinh sản) trước khi đề xuất bất kỳ phương án điều trị nào.

Nếu mẹ không thụ thai sau hai năm cố gắng và chuyên gia phụ sản không thể xác định được lý do vô sinh thì bác sĩ có thể khuyên sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Phải đối mặt với sự không chắc chắn, các xét nghiệm và thủ tục liên quan đến vô sinh có thể khó khăn về mặt cảm xúc, vì vậy hai vợ chồng nên tìm ra một số cách tích cực để đối phó. Bác sĩ hoặc chuyên gia phụ sản cũng nên giới thiệu dịch vụ tư vấn tâm lý nếu mẹ muốn.

Nếu vợ hoặc chồng không muốn kiểm tra thì nên làm gì?

Kiểm tra khả năng sinh sản có thể đáng sợ cho cả hai vợ chồng. Một số người đàn ông lo lắng rằng, nếu họ có vấn đề, người vợ sẽ đổ lỗi cho họ vì điều đó.

Hãy trấn an nửa kia rằng vấn đề có thể dễ dàng xảy ra với một hoặc cả hai , và dù có chuyện gì xảy ra thì đó cũng không phải là “lỗi” của ai. Những người đàn ông khác chỉ đơn giản là không thích kiểm tra thể chất hoặc đưa ra mẫu tinh trùng.

Phải nhấn mạnh rằng bác sĩ đã gặp nhiều trường hợp tương tự trước đó, và bất kỳ bài kiểm tra thể chất nào cũng sẽ được thực hiện một cách chuyên nghiệp và riêng tư.

Khi nói đến mẫu tinh trùng, bố có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng có thể làm điều đó ở nhà, miễn là mẫu được đưa đến phòng thí nghiệm trong vòng một giờ. Mẹ thậm chí có thể đề nghị giúp đỡ, mặc dù bố có thể thích làm việc này một cách riêng tư.

Các chuyên gia khuyên rằng cả hai vợ chồng nên làm kiểm tra và sẽ không đưa ra bất kì phương pháp điều trị nào nếu cả hai không kiểm tra.

Hai vợ chồng hãy đến các cuộc hẹn cùng nhau và nhẹ nhàng hỗ trợ cho nhau sẽ giúp cả hai cảm thấy thoải mái hơn. Nếu nửa kia đã hẹn bác sĩ khác, mẹ có thể đặt các cuộc hẹn riêng, nhưng hãy đi cùng nhau tới cả hai cuộc hẹn nếu muốn. Bác sĩ sau đó sẽ chia sẻ thông tin để đảm bảo cả hai được chăm sóc tốt nhất có thể.

Nếu vợ hoặc chồng thực sự miễn cưỡng kiểm tra thì nên được tư vấn. Xét nghiệm và điều trị sinh sản có thể là một quá trình đầy cảm xúc cho cả hai vợ chồng, và động viên nhau một chút sẽ khiến quá trình này trở nên dễ dàng hơn.

Nguồn: Babycentre

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online – Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

 

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x