Lịch khám thai định kỳ của mẹ bầu

Lịch Khám Thai Định Kì Cho Bà Bầu

Đối với mẹ bầu thì lịch siêu âm thai nhi định kỳ là một cách để kiểm tra sự phát triển của bé. Theo quy định của Bộ Y Tế thì mẹ bầu nên khám thai 10 lần trong suốt quá trình mang thai. Dưới đây là lịch khám chi tiết theo từng tuẩn tuổi của thai nhi.

Bài viết liên quan >>

  1. Lần 1 ( khi thai nhi 5 tuần tuổi)

Khi bạn có dấu hiệu chậm kinh khoảng 3 tuần và thấy mình có các dấu hiệu như đau bụng, người mệt mỏi, tức ngực.. Nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện này thì bạn cần đi khám và siêu âm xem có thai hay không. Nếu có chắc hẳn thai của bạn cũng rơi vào gần 5 tuần tuổi.

Lúc này việc mà bạn nên làm là đi siêu âm 2D để kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung. Kiểm tra nội tiết tố và bổ sung các vi chất dinh dưỡng.

  1. Lần 2( khi thai nhi khoảng 8 tuần tuổi)

Vào tuần thứ 8 bạn cũng nên siêu âm 2D trong lần khám này sẽ kiểm tra tim thai của thai nhi. Và làm xét nghiệm máu để phát hiện các bệnh lý của mẹ. Sau từ đó đưa ra những tư vấn và các biện pháp để chăm sóc sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Lịch Khám Thai Định Kì Cho Bà Bầu
Lịch Khám Thai Định Kì Cho Bà Bầu
  1. Lần khám 3 ( Thai nhi ở giữa tuần 11-12)

Lần khám này bạn nên siêu âm 4D để kiểm tra hình thái thai nhi. Lần khám này rất là quan trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường không? Tính ngày thụ thai và chẩn đoán ngày sinh. Đây sẽ là lần sự sinh chuẩn nhất, những lần sau khi thai nhi to lên thì dự đoán ngày sinh sẽ bị lệch đi.

  1. Lần khám 4 ( Thai nhi ở tuần thứ 16)

Lần khám này mẹ bầu sẽ siêu âm 2D và được thăm khám sức khỏe theo dõi sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp cần thiết có thể phải làm thêm một số xét nghiệm. Bạn nên đi khám vào giữa tuần thứ 15-16. Vào thời điểm này thì hầu hết các dị tật của thai nhi sẽ được dự đoán. Và từ đây sẽ tìm được các phương pháp giải quyết phù hợp. ( Bác si khuyên mẹ nên âm 2D hoặc mẹ có thể 4D cho yên tâm. Tuy nhiên siêu âm 4D thì chi phí sẽ đắt hơn 2D)

  1. Lần khám 5 ( thai nhi ở vào khoảng giữa tuần 20-22)

Lần khám này bạn cũng nên siêu âm 4D để phát hiện rõ ràng được những bất thường của thai nhi. Kiểm tra hình thái của thai nhi và kiểm tra thai máy.

  1. Lần khám thứ 6 ( thai nhi ở vào tuần thứ 26)

Tuần thứ 26 là tuần cuối trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ.  Mẹ bầu chuẩn bị bước sang giai đoạn cuối cùng của quá trình mang thai. Lần  khám này mẹ bầu sẽ siêu âm 2D. Ngoài việc kiểm tra sự phát triển về sức khỏe của bé ra thì mẹ bầu cần tiêm phòng mũi uốn ván đầu tiên. Hoặc là mũi nhắc lại đối với mẹ nào mang thai lần thứ 2.

  1. Lần khám thứ 7 ( thai nhi bước sang tuần thứ 36)

Mẹ  bầu bắt buộc phải đi khám để theo dõi tình hình sức khỏe. Lần  khám này các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho mẹ trước khi sinh. Kiểm tra sức khỏe tổng hợp của mẹ bầu sau đó đưa ra cho mẹ bầu phương pháp sinh( sinh thường, sinh mổ). Ví dụ bác sĩ khuyên mẹ sinh thường, nhưng mẹ bầu muốn sinh mổ. Thì mẹ bầu sẽ đăng ký với bác sĩ luôn). Đồng thời mẹ bầu sẽ phải làm những xét nghiệm sau

Xét nghiệm nước tiểu

Việc xét nghiệm nước tiểu vừa giúp mẹ có thể kịp thời phát hiện ra các bệnh lý về tiền sản giật hoặc tìm nhiễm trùng tiểu.

Xét nghiệm máu

Vào thời kỳ mang thai, các mẹ bầu rất dễ mắc bệnh như tiểu đường, đái tháo đường. Xét nghiệm máu chính là phương pháp giúp mẹ kiểm soát rối loạn dung nạp đường, đái tháo đường thai kỳ.

Đo nước ối

Nước ối nhiều hay ít đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Nước ối ít dễ làm trẻ sinh non, thai chết lưu,…còn nước ối quá nhiều có thể làm trẻ bị ngạt thở do thiếu oxy. Việc đo nước ối sẽ giúp thai phụ tìm được phương án điều chỉnh ở mức phù hợp.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần thực hiện 1 số công đoạn thăm khám khác. Kể như lắng nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung nhằm chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non.

Trường hợp vỡ ối, xuất huyết âm đạo, những cơn gò diễn ra đau đớn và liên tục, sản phụ cần nhập viện ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời.

  1. Lần khám tiếp theo 8-9-10 ( thai nhi ở tuần thứ 37-38-39-40)

Cũng trong thời gian này, bụng mẹ bầu ngày càng to hơn khiến cho bạn sẽ cảm thấy nặng nề và mệt mỏi hơn rất nhiều. Lúc này, chiều cao đáy tử cung ở khoảng 30-32cm. Tử cung càng to, sức ép lên dạ dày, phổi, tim càng lớn. Các triệu chứng đau dạ dày, ợ chua, khó thở xuất hiện nhiều hơn.

Những cơn co thắt tử cung xuất hiện thường xuyên. Nếu những cơn co này chỉ xuất hiện khoảng 10 – 15 giây và không đau thì nó chỉ là cơn co sinh lý bình thường để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới. Tuy nhiên nếu cơn co thường xuyên xảy ra với tần xuất dày, kèm theo cảm giác đau tức thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Ngoài ra, mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn tiểu, khó ngủ. Dường như việc đặt mông xuống giường là nỗi ám ảnh vì bây giờ mẹ rất khó có thể tìm được tư thế nằm thoải mái.

Trên đây là những lịch khám thai chính theo từng tuần tuổi của thai nhi. Các mẹ hãy chú ý và đi khám đều đặn để kiểm tra con mình có khỏe mạnh không nhé. Hãy theo dõi https://kinhnghiemmangthai.com/ trong suốt quá trình mang bầu để biết thêm những kiến thức nhé/

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x