Mẹ hồi phục sau khi sinh mổ như thế nào?

Mẹ Hồi Phục Sau Khi Sinh Mổ Như Thế Nào?

Bạn sẽ cảm thấy thế nào sau khi sinh mổ?

Cũng giống như những người mới làm mẹ lần đầu, mẹ sẽ có thể cảm thấy bay bổng và choáng ngợp bởi sinh linh bé nhỏ đang ôm trong lòng.

Tuy nhiên, dù đang trong quá trình hồi phục sau một cuộc phẫu thuật nhưng mẹ phải đối mặt với những vấn đề hậu sản điển hình như ngực căng sữa, tâm lý thay đổi và dịch tiết âm đạo.

Bạn có thể cảm thấy choáng váng và buồn nôn ngay sau phẫu thuật. Cơn buồn nôn có thể kéo dài đến 48 tiếng, nhưng hộ lý có thể cung cấp thuốc để giảm thiểu sự khó chịu do buồn nôn.

 

Phe1Bba5C20He1Bb93I20Sau20Sinh20Me1Bb95
Thời gian phục hồi sau sinh mổ có thể kéo dài đến vài tháng sau sinh

Nhiều bà mẹ cảm thấy ngứa toàn thân, đặc biệt là những người được tiêm thuốc mê ở màng cứng hoặc tủy sống. Nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy, bạn có thể nói với hộ lý để họ đưa bạn thuốc giảm ngứa.

Sinh mổ nằm hồi sức bao lâu?

Bệnh nhân phẫu thuật thường sẽ ở lại bệnh viện trong vòng 2 – 4 ngày trước khi về nhà. Tuy nhiên, sự hồi phục của bạn được tính theo tuần, không phải ngày. Vì thế, bạn cần phải chăm sóc thật kĩ bản thân mình và em bé mới sinh.

Hơn nữa, nếu còn đứa con khác, chúng có thể sẽ cảm thấy cần mẹ sau vài ngày bạn xa nhà. Vì thế, hãy suy nghĩ những điều bạn sẽ nói với trẻ khi bạn trở về với một em bé mới chào đời.

Bạn sẽ được cung cấp những gì để giảm đau sau khi sinh?

Nếu bác sĩ gây tê màng cứng hoặc tủy sống để phẫu thuật, thì bác sĩ sẽ cung cấp thêm 1 liều nhẹ morphin giúp bạn giảm nhẹ những cơn đau nhức sau khi sinh trong vòng 24 giờ.

Sau đó, bạn sẽ được cấp thuốc giảm đau mang tính hệ thống, thường là thuốc có chứa chất gây mê, acetaminophen hoặc là ibuprofen. Bạn cũng sẽ được cấp thuốc làm mềm phân để chống lại các tác dụng gây táo bón từ các chất gây mê.

Nếu bạn phải gây mê cho phẫu thuật hoặc hoặc bác sĩ không tiêm 1 liều morphine vào màng cứng hoặc tủy sống sau đó thì bạn sẽ được cấp thuốc làm giảm đau ngay lập tức.

Cứ mỗi 3 – 4 giờ bác sĩ cho tiêm cho bạn một liều thuốc giảm đau hoặc bạn sẽ sử dụng một hệ thống có tên gọi “thuốc giảm đau có kiểm soát”.

Khi bạn cảm thấy không thoải mái, bạn chỉ việc bấm nút và thuốc sẽ được truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Hệ thống sẽ kiểm tra liều lượng nên bạn sẽ không phải lo về việc dùng quá liều.

Trong mọi trường hợp, đừng ngần ngại hỏi y tá cấp thêm thuốc nếu bạn cảm thấy không thoải mái. Bạn không cần phải chịu đựng trong im lặng, và bạn chờ đợi càng lâu để yêu cầu loại thuốc bạn cần, sẽ càng khó khăn hơn để kiểm soát cơn đau.

Nếu thuốc bạn dùng không có tác dụng, hãy cho y tá biết. Tốt hơn hết hãy gặp bác sĩ sản khoa hay bác sĩ gây mê để thông báo về tình trạng của mình. Bạn càng thoải mái thì bé càng dễ dàng bú sữa mẹ và bạn có thể đi đứng một cách nhanh chóng hơn.

Khi nào có thể cho con bú sau khi phẫu thuật?

Nếu có kế hoạch cho con bú, bạn có thể bắt đầu trong phòng hồi sức ngay sau khi phẫu thuật. Bạn có thể nhờ y tá hướng dẫn cách nằm ngang hoặc tư thế ôm quả bóng, khi cho con bú để không gây ra bất kì áp lực nào lên vết mổ.

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể là thử thách trong những ngày sau khi phẫu thuật bởi những cơn đau từ vết thương đang lành lại.

Bạn nên đến hỏi các tư vấn viên hoặc các hộ lý càng sớm càng tốt về việc đặt con của bạn ở vị trí thoải mái sao cho núm vú của bạn không bị đau.

Nếu bệnh viện không có chuyên gia tư vấn cho con bú thì hãy hỏi các y tá đã có nhiều kinh nghiệm.

Những ngày đầu tiên hồi phục sau khi sinh mổ sẽ diễn ra như thế nào?

Bạn có thể cảm thấy tê và đau ở vị trí vết mổ, vết sẹo sẽ hơi lồi lên, sưng húp và tối hơn màu da tự nhiên. Bác sĩ sẽ đến hàng ngày để xem bạn đang làm gì và kiểm tra liệu vết thương có đang lành lại theo đúng tiến độ hay không.

Trong thời gian này, bất cứ điều gì gây áp lực lên vùng bụng đều có thể khiến bạn bị đau trong những ngày đầu, nhưng bạn sẽ cảm thấy tốt hơn qua mỗi ngày. Tốt nhất các mẹ nên sử dụng tay hoặc gối để hỗ trợ cho vết mổ của mình khi ho, hắt hơi hay cười nhé.

Y tá cũng sẽ ghé thăm thường xuyên sau mỗi vài giờ để kiểm tra và giúp đỡ bạn. Cô ấy sẽ xem xét các dấu hiệu quan trọng, cảm nhận vùng bụng để chắc chắn rằng tử cung vẫn đang ổn định, đồng thời đánh giá lượng máu chảy từ âm đạo.

Giống như bất kỳ người phụ nữ nào vừa sinh con, bạn sẽ có dịch tiết âm đạo gọi là sản dịch, bao gồm máu, vi khuẩn và mô bị bong ra từ niêm mạc tử cung. Trong vài ngày đầu tiên, sản dịch này sẽ có màu đỏ tươi.
 

Sinh20Me1Bb95
Mẹ sẽ được y tá hướng dẫn tư thế nằm và cho con bú phù hợp nhất

Bên cạnh đó, y tá cũng sẽ hướng dẫn bạn cách ngồi dậy sau sinh mổ, tư thế nằm sau sinh mổ, và cách ho hoặc tập thở sâu để mở rộng phổi, loại bỏ các chất lỏng tích tụ và làm giảm nguy cơ viêm phổi. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đã sử dụng phương pháp gây mê toàn thân.

Nếu mọi thứ đều đang dần ổn định đúng tiến độ, y tá sẽ loại bỏ ống thông tĩnh mạch và ống thông tiểu ngay sau khi phẫu thuật, thường là trong vòng 12 giờ.

Tùy thuộc vào tình trạng của mình mà người mẹ sẽ được cho uống đồ uống hoặc bắt đầu một chế độ ăn nhẹ nhàng trong vòng sáu đến tám giờ sau khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên chờ lâu hơn trước khi có thể áp dụng chế độ ăn.

Các mẹ có thể bị đau bụng và đầy hơi trong hai ngày đầu do khí có xu hướng tích tụ vì ruột còn hoạt động chậm sau phẫu thuật. Hãy thức dậy vào buổi sáng và đi lại xung quanh để giúp hệ thống tiêu hóa của mình hoạt động trở lại nhé.

Nếu cảm thấy cơ thể mình đang rất khó chịu thì y tá có thể cung cấp cho bạn một số loại thuốc không kê đơn có chứa simethicon, một chất cho phép các bong bóng khí dễ dàng kết hợp với nhau, giúp cho khí thoát ra dễ dàng hơn. Simethicon an toàn kể cả đối với các bà mẹ đang cho con bú.

Bạn sẽ được khuyến khích ra khỏi giường ít nhất một vài lần trong ngày để đi bộ sau khi phẫu thuật, hoặc thậm chí là ngay trong ngày phẫu thuật đấy.

Tuy nhiên đừng cố gắng tự đứng dậy nhé, các y tá nên có mặt bên cạnh mẹ trong những lần đầu tiên. Hãy loại bỏ máu đang chảy ra ở chân bạn bằng cách vẫy chân, xoay mắt cá chân, di chuyển và duỗi chân.

Ban đầu chỉ riêng việc đi bộ vào phòng tắm cũng có vẻ bất khả thi, tuy nhiên di chuyển xung quanh sẽ rất tốt cho sự phục hồi của bạn.

Nó giúp máu lưu thông và ít có khả năng phát triển cục máu đông. Ngoài ra, nó còn làm cho ruột của bạn hoạt động bớt chậm chạp hơn, giúp bạn sớm cảm thấy thoải mái hơn nhiều đấy.

Vì những lý do này, bạn sẽ được khuyến khích đi bộ mỗi ngày. Hãy cố gắng đi bộ một chút sau khi bạn đã uống thuốc giảm đau và cơ thể đang ở trong trạng thái thoải mái nhé.

Một điều quan trọng nữa là các mẹ phải vào phòng tắm để đi tiểu thường xuyên. Bàng quang đầy sẽ khiến tử cung khó co bóp hơn và làm tăng áp lực lên vết thương của bạn.

Bác sĩ có thể sẽ rút chỉ hoặc bỏ ghim phẫu thuật vào ngày thứ ba hoặc thứ tư sau khi mổ. Điều này chỉ mất vài phút và bạn có thể cảm thấy nhói lên một chút nhưng tuyệt đối không bị đau.

Điều này thường được thực hiện trước khi xuất viện hoặc cũng có thể là sau đó trong phòng của bác sĩ nếu bạn lựa chọn về nhà vào ngày thứ hai sau phẫu thuật hoặc nếu bác sĩ cảm thấy rằng bạn cần thêm thời gian để vết thương lành lại (ví dụ nếu như bạn béo phì hoặc tiểu đường).

Cuối cùng, trước khi rời bệnh viện bạn sẽ nhận được các loại vắc-xin cần thiết mà bạn chưa có như rubella, Tdap, thủy đậu và tiêm phòng cúm.

Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu và tư vấn để đảm bảo bạn có một kế hoạch kiểm soát sinh sản tốt nếu trong lúc khám hai người chưa trao đổi về vấn đề này.

Quá trình phục hồi sẽ như thế nào sau khi bạn rời bệnh viện?

Bạn sẽ cần đến rất nhiều sự giúp đỡ từ những người xung quanh sau khi về nhà, hãy yêu cầu sự hỗ trợ từ chồng, bố mẹ ruột và bố mẹ chồng, cũng như những người bạn của mình.

Trong trường hợp cảm thấy lo lắng rằng mình không nhận được đủ sự hỗ trợ thì các mẹ có thể thuê người giúp việc nếu có đủ khả năng tài chính nhé.

Các mẹ cũng sẽ được kê đơn thuốc giảm đau và thuốc nhuận tràng trước khi rời bệnh viện. Bạn có thể cần dùng thuốc giảm đau kê đơn trong một tuần sau khi phẫu thuật rồi dần dần chuyển sang thuốc giảm đau không kê đơn.

Nếu đang cho con bú thì đừng nên dùng aspirin hay các loại thuốc có chứa axit acetylsalicylic nhé. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng giúp tránh táo bón hiệu quả đấy.

Sau vài ngày, vết mổ của bạn sẽ dần khá hơn mặc dù nó vẫn cần được chăm sóc trong vòng vài tuần tiếp theo.

Hãy gọi cho y tá riêng của bạn trong trường hợp vết mổ có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bao gồm:

  •  nóng nhức, sưng đỏ hoặc rỉ nước tại vị trí vết mổ
  •  cơn đau nặng hơn hoặc xảy ra đột ngột
  •  bị sốt (ngay cả khi vết mổ trông vẫn bình thường)
  • dịch tiết âm đạo có mùi hôi
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu, có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên mặc dù không tiểu được nhiều, nước tiểu có màu sẫm hoặc có máu.

Tình trạng xuất huyết âm đạo và dịch tiết sẽ dần giảm bớt, mặc dù nó có thể kéo dài đến sáu tuần. Nó sẽ dần dần chuyển từ màu đỏ tươi sang màu hồng và sau đó thành màu vàng trắng.

Nếu quá bốn ngày đầu tiên sau khi sinh bạn vẫn tiếp tục bị chảy máu kinh nguyệt hoặc chúng trở lại sau khi đã bớt dần triệu chứng thì bạn nên gọi cho bác sĩ để nhận được sự chăm sóc kịp thời nhé.

Bạn cũng cần gọi cho y tá ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của cục máu đông, chẳng hạn như đau dữ dội hoặc nhức nóng ở một khu vực bất kỳ trên chân hoặc một chân bị sưng hơn so với bên kia.

Bạn nên thực hiện các hoạt động nào sau khi sinh mổ?

Mặc dù việc nghỉ ngơi nhiều khi về nhà là điều cần thiết, tuy nhiên các mẹ cũng nên thức dậy đúng giờ và đi bộ thường xuyên nhé. Đi bộ sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn và giúp ngăn ngừa các biến chứng như cục máu đông đấy.

Tất nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng nó, hãy bắt đầu thật chậm rồi tăng dần hoạt động của mình. Vì đang hồi phục sau một ca phẫu thuật lớn, bụng bạn sẽ cảm thấy đau trong một khoảng thời gian.

Hãy cẩn thận và tránh những công việc nhà nặng nhọc hay cố gắng nâng bất kỳ đồ vật nào có trọng lượng nặng hơn em bé của bạn trong tám tuần đầu tiên.

Khi20Cc6A120The1Bb8320Se1Bab5N20Sc3A0Ng2C20Me1Bab920Cc3B320The1Bb8320C3A1P20De1Bba5Ng20Nhe1Bbafng20Bc3A0I20Te1Baadp20Nhe1Bab920Nhc3A0Ng 1

Khi cơ thể sẵn sàng, mẹ có thể áp dụng những bài tập nhẹ nhàng

Từ tuần 6 đến tuần 8, khi bác sĩ đã kiểm tra và cho phép, bạn có thể bắt đầu tập thể dục một cách vừa phải. Điều này có thể mất tới vài tháng trước khi cơ thể bạn đủ khả năng để thực hiện các động tác mạnh.

Các mẹ cũng có thể bắt đầu chuyện chăn gối sau khoảng sáu tuần nếu cảm thấy bản thân đủ thoải mái và đã được sự cho phép của bác sĩ. Trước đó, hãy cùng thảo luận với bác sĩ của bạn về biện pháp tránh thai hiệu quả nhất dành cho mình lúc này nhé.

Bạn có thể tiếp tục sử dụng phương pháp trước đây hoặc cũng có thể phải thay đổi biện pháp ngừa thai đấy. Ví dụ, nếu trước đây bạn sử dụng màng ngăn âm đạo thì rất có thể sẽ phải điều chỉnh lại vì bạn cần một kích thước khác sau khi mang thai và sinh con.

Vết sẹo mổ của bạn sẽ trông như thế nào?

Ban đầu, vết sẹo sẽ hơi lồi lên, sưng húp và tối hơn màu da tự nhiên của bạn, nhưng nó sẽ bắt đầu thu nhỏ đáng kể trong vòng sáu tuần sau phẫu thuật.

Một vết mổ thường chỉ dài từ 10-15 cm và rộng khoảng 0,3 cm. Sau khi lành lại, vết sẹo sẽ phù hợp hơn với màu da của bạn và chỉ còn rộng khoảng 0,15 cm. Bên cạnh đó, nó có thể sẽ bị ngứa trong quá trình phục hồi đấy nhé.

Vết sẹo mổ này thường nằm ngang ở vị trí rất thấp trên bụng và cuối cùng sẽ được che kín bởi lông mu của bạn, phía dưới cạp quần lót hoặc bikini.

Cảm xúc của bạn thay đổi như thế nào sau khi sinh mổ?

Các bà mẹ thưởng có nhiều cảm xúc khác nhau sau một cuộc phẫu thuật sinh mổ, vì vậy thật khó để dự đoán xem bạn sẽ cảm thấy như thế nào.

Bạn có thể cảm thấy thất vọng nếu đã có ý định sinh thường trước đó, hoặc bạn sẽ quan tâm đến việc mình đã sinh con như thế nào, đặc biệt nếu bạn bị biến chứng và lo lắng cho sức khỏe của em bé.

Một số phụ nữ cảm thấy nhẹ nhõm khi phẫu thuật sau một thời gian dài chuyển dạ, trong khi những người khác lại có cảm giác buồn bã vì họ kết thúc với một cuộc phẫu thuật sau quá trình dài mang thai và chăm sóc cẩn thận. Nhiều bà mẹ khác cũng mang các cảm xúc lẫn lộn khác nhau.

Một số người nói rằng họ cảm thấy bị lừa dối khi cho rằng mình sẽ sinh thường, đặc biệt là với những bà mẹ đã tham gia các lớp sinh nở và mong chờ về một cuộc “sinh nở lý tưởng”.

Những người khác thì chia sẻ rằng họ cảm thấy mình không phải là một người phụ nữ thực sự khi phải cần đến phẫu thuật sinh mổ.

Thực tế, những cảm giác này khá phổ biến và có thể khó giải quyết. Nếu có những cảm xúc như vậy thì bạn sẽ mất một chút thời gian để dung hòa thực tế trải nghiệm sinh nở của mình với những gì bạn tưởng tượng khi mang thai đấy.

Nhìn chung, nhiều phụ nữ sẽ nhận ra quá trình sinh sản của mình, dù là sinh thường hay sinh mổ cũng sẽ rất khác so với những gì họ mong đợi. Nếu bạn có những nghi ngờ dai dẳng về việc phẫu thuật có thực sự cần thiết hay không thì hãy chia sẻ với bác sĩ của bạn để cả hai có thể xem xét lại quyết định này.

Cần nhớ rằng, bạn cũng sẽ có những cảm xúc phổ biến giống như hầu hết các bà mẹ trong thời kỳ hậu sản, bất kể họ sinh con như thế nào.

Trạng thái buồn chán sau sinh khá phổ biến, cho dù bạn sinh thường hay sinh mổ, nó thường bắt đầu vài ngày sau khi sinh và sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian.

Cc3A1C20Loe1Baa1I20Hc3B3A20Che1Baa5T20C491Ie1Bb81U20Tre1Bb8B20Ung20Thc6B020Cc3B320The1Bb8320Gc3A2Y20Vc3B420Sinh
Nếu tâm trạng chán nản kèm theo những cơn đau vùng vết mổ, mẹ nên thăm khám để được tư vấn và điều trị kịp thời

Nếu cảm giác này không tự hết trong vài tuần đầu hoặc các mẹ thấy rằng nó đang dần trở nên tồi tệ hơn, hãy nhớ gọi cho bác sĩ và chia sẻ về các triệu chứng của mình nhé.

Bạn có thể đang bị trầm cảm sau sinh, một vấn đề nghiêm trọng hơn cần được điều trị, và bác sĩ sẽ giới thiệu một ai đó có thể giúp đỡ cho bạn.

Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể làm tổn thương tới bản thân hoặc em bé, hay nếu bạn thấy rằng mình không có khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh thì hãy tìm đến bác sĩ ngay lập tức nhé.

Cuối cùng, bạn cũng có thể cảm thấy thất vọng khi bản thân phải mất nhiều thời gian để hồi phục. Hãy nhớ rằng chỉ riêng việc chữa lành vết thương từ phẫu thuật cũng sẽ cần một khoảng thời gian và năng lượng đáng kể.

Thêm vào đó là tất cả những thay đổi sau sinh mà cơ thể bạn đang phải trải qua, cùng với trách nhiệm làm cha mẹ suốt ngày đêm của mình sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian để trở về trạng thái tốt nhất.

Hãy cố gắng kiên nhẫn và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực nhé. Theo thời gian, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và có thể tận hưởng cuộc sống với con yêu.

Nguồn: Babycenter

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x