Tập cho bé ăn dặm cùng gia đình

Tập Cho Bé Ăn Dặm Cùng Gia Đình

Tại sao nên tập cho bé ăn cùng gia đình?

Bữa ăn gia đình là cơ hội tuyệt vời để ba mẹ và bé dành thời gian cho nhau. Ăn cùng gia đình sẽ giới thiệu cho con nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe khác nhau, vì lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn gia đình sẽ rộng hơn bữa ăn của riêng bé.

Ăn cùng nhau cho phép bé nhìn thấy ba mẹ và các thành viên khác trong gia đình thưởng thức đồ ăn, và có thể trò chuyện về những gì mỗi người thích ăn.

 

C483N20Cc3B9Ng20Gia20C491C3Acnh 1

Cho bé ăn dặm cùng cả gia đình giúp tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho con

Trên hết, con yêu sẽ thấy rằng bữa ăn gia đình sẽ rất vui. Điều này sẽ giúp thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh có thể kéo dài trong suốt cuộc đời về sau của bé.

Những loại thực phẩm cả gia đình có thể chia sẻ cùng bé?

Ngay sau khi bắt đầu cai sữa cho con vừa tròn sáu tháng tuổi, mẹ có thể để bé chia sẻ những bữa ăn cùng với gia đình được nấu tại nhà. Hãy khuyến khích bé thử một loạt các loại thực phẩm ngay khi bé đủ lớn để thích nghi với chúng.

Bạn có thể điều chỉnh hầu hết các bữa ăn cho phù hợp với bé chỉ bằng cách thay đổi kết cấu, ví dụ như bằng cách nghiền hoặc cắt thức ăn mịn hơn. Nếu bé đang ăn đồ ăn cùng với gia đình, đừng bỏ thêm muối hoặc đường trong khi nấu. Mẹ có thể thêm muối hoặc đường vào bữa ăn của riêng của mình sau đó.

Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể chuẩn bị thức ăn theo đợt và trữ đông từng phần riêng lẻ để sử dụng về sau. Các khay làm đá có nắp đậy sẽ trở nên lý tưởng cho việc này.

Luôn kiểm tra xem những gì gia đình đang ăn có phù hợp với bé hay không. Có một số thực phẩm gia đình mà mẹ không nên cho con ăn trước khi con một tuổi, chẳng hạn như các loại hạt và mật ong. Tìm hiểu những loại thực phẩm an toàn để cho bé ăn từ sáu tháng đến một năm.

Nếu các mẹ không quen nấu ăn thì cũng đừng lo lắng. Thời điểm này là khoảng thời gian tuyệt vời để tìm hiểu những cách chế biến cơ bản và bởi bữa ăn gia đình cũng không cần phải phức tạp.

E1Baa2Nh208

Mẹ lựa chọn những thực phẩm ăn dặm dinh dưỡng cho bé

Thực phẩm tươi có thể có giá cả khá phải chăng. Mẹ hãy chú ý đến những ưu đãi đặc biệt và cố gắng mua trái cây và rau quả khi vào mùa.

Rau và trái cây đông lạnh hoặc đóng hộp (ở dạng trái cây hoặc nước ép chứ không phải si-rô, và không bỏ thêm muối hoặc đường), cũng có lượng vitamin và khoáng chất rất lớn.

Điều này sẽ hữu ích cho nhiều mẹ để có thêm sự đa dạng cho các bữa ăn mà thời gian chuẩn bị ngắn. Nếu còn thức ăn thừa, hãy chế biến rau củ thành súp và trái cây thành bánh pudding hoặc sinh tố

Chương trình ăn dặm lành mạnh phát động bởi chính phủ giúp các bà mẹ có thu nhập thấp. Nếu mẹ đủ điều kiện tham gia chương trình, mẹ sẽ có cơ hội nhận các voucher hàng tuần để mua cho bé sữa, trái cây và rau quả tươi hoặc đông lạnh.

Ăn dặm bé tự chỉ huy BLW

Một cách khác để cho bé tham gia với bữa ăn chính của gia đình là thử phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy. Điều này có nghĩa là để bé tự ăn bằng cách tự cầm tay thức ăn từ khi bắt đầu cai sữa.

Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy giới thiệu cho bé những món ăn gia đình và bữa ăn cùng với gia đình ngay từ đầu. Bạn sẽ không cần phải chuẩn bị các món ăn riêng biệt với thức ăn của gia đình.

Mẹ sẽ bắt đầu bằng cách cho bé ăn trái cây chín và rau nấu chín mềm sau khi đã gọt vỏ.

Khi bé trở nên tự tin hơn với khẩu vị của bản thân và kết cấu của đồ ăn, mẹ có thể cho bé thử nhiều món hơn. Mẹ luôn cần chú ý kiểm tra kỹ cá hoặc thịt để tìm xương và loại bỏ lớp da bên ngoài của xúc xích.

Hiện không có nhiều nghiên cứu về các phương pháp cai sữa khác nhau. Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ cai sữa theo cách ăn dặm tự chỉ huy sẽ tham gia nhiều với bữa ăn gia đình hơn. Cha mẹ nói rằng nhìn chung, họ thấy đó là một cách tiếp cận ăn uống cho trẻ mà gây ít căng thẳng hơn.

Tuy nhiên, các con lại phát triển theo nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu bé chưa sẵn sàng để lấy thức ăn cho vào miệng, thì phương pháp ăn dặm tự chỉ huy lúc ban đầu sẽ chưa phù hợp với bé.

Cách bé tiếp cận với bữa ăn gia đình là tùy thuộc vào sự lựa chọn của các mẹ. Kết hợp các phương pháp có lẽ là  giải pháp tốt nhất: mẹ cung cấp cho con một số thực phẩm xay nhuyễn hoặc nghiền kỹ cũng như thực phẩm cắt thái bằng ngón tay, để con có cơ hội thử nhiều kết cấu và chất dinh dưỡng khác nhau.

Thói quen và giờ ăn cùng với gia đình

Con yêu sẽ thích có một thói quen hàng ngày, vì vậy bé sẽ cảm thấy an tâm về những gì mỗi ngày bé sẽ trải qua. Điều này bao gồm có giờ ăn cố định và nghỉ ăn nhẹ.

Bạn có thể thấy dễ dàng hơn để giúp bé có được thói quen ăn uống bình thường nếu bạn nỗ lực từ khi bắt đầu tập ăn dặm cho trẻ. Càng để lâu, mẹ càng khó đưa ra khái niệm về giờ ăn cố định cho bé..

D%E1%Ba%B7M%204(1)

C483N20De1Bab7M20Thc3Aca

Mẹ nên ăn một bữa với bé mỗi ngày

Các mẹ có thể không thể chia sẻ mọi giờ ăn cùng với bé, đặc biệt nếu các mẹ còn đi làm. Nhưng  ít nhất mẹ nên ăn một bữa với bé mỗi ngày.

Hoặc ví dụ, mẹ có thể chia sẻ bữa sáng cùng con mỗi sáng. Điều này có thể là thử thách với mẹ, nhưng mẹ hãy tự nhủ rằng bé và gia đình sẽ gặt hái được những phần thưởng xứng đáng trong một thời gian dài sắp tới.

Chúng ta đều biết rằng những gia đình ăn cùng nhau có nhiều khả năng ăn uống lành mạnh hơn. Các thành viên trong gia đình cũng có nhiều khả năng ăn nhiều loại thực phẩm hơn, với nhiều trái cây và rau quả và các sản phẩm từ sữa.

Đầu tư thời gian ngay từ bây giờ và bạn có thể thấy rằng khi con lớn lên, bé có nhiều khả năng gắn bó với những thói quen lành mạnh mà bạn đã đặt ra từ khi con còn bé.

Lời khuyên cho bữa ăn gia đình luôn hạnh phúc

Các mẹ hãy cố gắng làm cho bữa ăn trở nên bình tĩnh, thư giãn và không phải trải nghiệm đau khổ đối với con. Hãy biến điều này thành lý tưởng để nhắm đến và đừng cảm thấy chán nản nếu bữa ăn gia đình trở nên vội vã hơn là thư giãn!

Một mẹo nhỏ cho mẹ là hãy tránh để bữa ăn tiếp xúc với những thứ dễ gây phân tâm nhằm giúp cả gia đình có thể tận hưởng bữa ăn.

Vì vậy, hãy tắt TV, máy tính bảng hoặc radio và tắt điện thoại của mình trong giờ ăn. Nếu bạn không thể quản lý một bữa ăn cả gia đình mỗi ngày, hãy nhắm đến mục tiêu một hoặc hai bữa một tuần.

Nếu con không muốn ăn một loại thực phẩm nào đó, hoặc bé đã ăn đủ, đừng dỗ dành, mua chuộc hoặc ép bé ăn. Việc này có thể dẫn đến bữa ăn gia đình trở thành một khoảng thời gian gây lo lắng cho bé.

Mẹ nên cung cấp cho bé những phần ăn nhỏ và luôn để con tự ăn theo tốc độ của mình. Bạn sẽ sớm biết những dấu hiệu cho thấy bé đã ăn đủ – con có thể ngừng ăn, đẩy thức ăn ra xa hoặc quay đầu đi.

Nếu thấy con hành động như vậy, việc các mẹ cần làm chỉ đơn giản là lấy đĩa của bé đi.

Đừng bỏ qua nếu con bạn có những biểu hiện kỳ ​​lạ trên khuôn mặt khi bé ăn thứ gì đó mới. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là con không thích đồ ăn đó. Con có thể chỉ ngạc nhiên bởi hương vị lạ.

 

Bc3A920C483N20De1Bab7M20Cc3B9Ng20Ce1Baa320Gia20C491Inh

Niềm vui khi ăn cùng cả gia đình giúp bé hào hứng hơn

Bé sẽ học bằng cách sao chép mẹ – hình mẫu lớn nhất của con. Vì vậy, hãy cố gắng nêu gương tốt bằng cách ăn các bữa ăn nấu tại nhà thường xuyên.

Nếu các mẹ đã quen với việc bỏ bữa ăn và ăn đồ ăn không lành mạnh, mẹ có thể tìm thấy động lực để thay đổi ngay từ bây giờ khi biết rằng mẹ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bé rất nhiều.

Mẹ cũng nên chia sẻ thức ăn cùng con mình. Ví dụ, nếu bé đang ăn cà rốt được nấu chín mềm, hãy thêm một ít vào đĩa của mình và cho bé biết bạn thích những gì bạn ăn.

Con cũng có thể mất thời gian để học cách thích một loại thực phẩm mới nào đó. Lúc này mẹ hãy kiên nhẫn. Có thể bé cần mất tám lần trở lên, vào những thời điểm khác nhau, để bé chấp nhận ăn một loại thức ăn.

Nếu mẹ cũng không thích một món ăn nào đó, mẹ có thể coi đây là cơ hội để học cách thích đồ ăn đó. Khi cung cấp một loại thức ăn mới cho bé, hãy tự thử một vài thứ – bạn không bao giờ biết rằng sau một vài lần thử bạn cũng có thể sẽ thích nó!

Nguồn: Babycenter

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x