Xuất huyết sau sinh

Xuất Huyết Sau Sinh

Xuất huyết sau sinh có bình thường không?

Tất cả phụ nữ đều bị mất máu ngay sau khi sinh và những phụ nữ sinh mổ thường sẽ mất nhiều máu hơn so với những người sinh thường.

Do lượng máu thường tăng khoảng 50% khi mang thai nên cơ thể bạn đã chuẩn bị tốt cho tình trạng mất máu bình thường này rồi đấy.

Tình trạng xuất huyết thông thường sau sinh sẽ xảy ra khi nhau thai bắt đầu tách ra khỏi tử cung. Khi nhau thai bong ra, nó để lại các mạch máu hở chảy vào tử cung. Sau khi lấy nhau thai ra, tử cung thường co lại, đóng các mạch máu này lại và cầm máu.

Dc3B920Sinh20Me1Bb9520Hay20Sinh20Thc6B0E1Bb9Dng2C20Ngc6B0E1Bb9Di20Me1Bab920C491E1Bb81U20Phe1Baa3I20Tre1Baa3I20Qua20Nhe1Bbafng20Cc6A1N20C491Au20Ce1Baaft20Da20Ce1Baaft20The1Bb8Bt
Mẹ sinh mổ thường bị xuất huyết sau sinh nhiều hơn

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể bị chảy máu do bị rách hoặc phẫu thuật rạch sinh môn trong khi sinh đấy.

Bác sĩ có thể giúp co bóp tử cung bằng cách ấn mạnh vào bụng của bạn hay sử dụng oxytocin tổng hợp (Pitocin). Bên cạnh đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng khiến cơ thể bạn giải phóng oxytocin tự nhiên giúp tử cung co bóp.

Tuy nhiên đôi khi một số phụ nữ bị chảy máu nhiều sau khi sinh và cần được điều trị thêm. Tình trạng này được gọi là xuất huyết sau sinh (PPH), và tối đa sẽ xảy ra trong 5% số ca sinh nở.

Xuất huyết trong vòng 24 giờ sau khi sinh được coi là xuất huyết sớm (còn được gọi là xuất huyết tức thời hoặc nguyên phát). Khi nó xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh con thì sẽ được gọi là xuất huyết muộn sau sinh (hay xuất huyết thứ phát).

Điều gì gây ra xuất huyết sau sinh?

Nguyên nhân phổ biến nhất của xuất huyết sau sinh là do mất trương lực tử cung, có nghĩa là tử cung không co bóp hiệu quả sau khi sinh em bé. Điều này có nhiều khả năng xảy ra nếu em bé quá lớn hay nếu quá trình chuyển dạ của bạn diễn ra nhanh hoặc kéo dài.

Các nguy cơ khác gây mất trương lực tử cung bao gồm:

  • Béo phì
  • Từng bị xuất huyết trước kia
  • Bị bệnh đa xơ cứng
  • Đã từng mang thai trước đây

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ bị xuất huyết sau sinh cũng không có bất kỳ yếu tố nào kể trên.

Bị u xơ hoặc nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến xuất huyết, và đôi khi nó có thể là kết quả của các biến chứng thai kỳ như nhau tiền đạo hoặc nhau cài răng lược.

Rách cổ tử cung, rách sâu trong âm đạo hoặc đáy chậu hay thậm chí một vết rạch tầng sinh môn lớn đều có thể nguyên nhân gây xuất huyết. Tuy nhiên, vỡ góc tử cung hay lộn lòng tử cung lại hiếm khi khiến sản phụ bị mất máu quá nhiều.

Bên cạnh đó, rối loạn đông máu toàn thân cũng có thể gây xuất huyết. Đây là một tình trạng di truyền hoặc do phát triển trong thai kỳ bởi các biến chứng như tiền sản giật nghiêm trọng, hội chứng HELLP (Hội chứng thiếu máu tan huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu) hoặc nhau thai bong non.

Xuất huyết cũng có thể gây ra các vấn đề về đông máu, dẫn đến tình trạng chảy máu nặng hơn.

Điều trị xuất huyết sau sinh như thế nào?

Có một vài thao tác mà đội ngũ y tế sẽ thực hiện ngay để xử trí băng huyết sau sinh nếu bạn bắt đầu bị chảy máu quá nhiều.

Bác sĩ sẽ xoa bóp tử cung bằng cách đưa một tay vào bên trong âm đạo của bạn, đặt tay kia lên bụng bạn và nhẹ nhàng nén tử cung giữa hai tay. Cô ấy cũng sẽ loại bỏ máu đóng cục từ bên trong tử cung của bạn để giúp nó co lại.

Các mẹ cũng sẽ được tiêm IV oxytocin, và bác sĩ có thể đặt ống thông để giúp bàng quang được thoát nước. (Bàng quang đầy khiến tử cung của bạn khó co bóp hơn.)

Bạn cũng có thể nhận được các loại thuốc khác ngoài oxytocin, và trong hầu hết các trường hợp, thuốc hoạt động rất nhanh để giúp co bóp tử cung và cầm máu.

Nếu vẫn tiếp tục xuất huyết, bạn sẽ được chuyển đến phòng phẫu thuật và sử dụng thuốc giảm đau.

Bc3A1C20Sc4A93 2
Bác sĩ sẽ thực hiện một số thao tác giúp mẹ giảm đau

Bác sĩ sẽ thực hiện khám phụ khoa để xem liệu có phải do các vết rách gây ra chảy máu không, đồng thời kiểm tra xem có mảnh nhau thai nào vẫn còn trong tử cung của bạn hay không.

Bạn có thể cần một vài mũi khâu để sửa các vết rách hoặc thực hiện phẫu thuật nong và nạo cổ tử cung (D&C) để loại bỏ nốt phần nhau thai còn lại.

Bác sĩ cũng có thể đặt một “túi khí” nhỏ trong tử cung của bạn. Điều này sẽ tạo ra áp lực lên thành tử cung giúp nén các mạch máu và hỗ trợ đông máu. “Túi khí” thường được để lại qua đêm, cùng với một ống thông để giữ cho bàng quang của bạn được thoát nước.

Trong một vài trường hợp khi tình trạng xuất huyết không ngừng hoặc các thông số quan trọng không ổn định, bạn sẽ cần đến truyền máu. Phẫu thuật ổ bụng hay cắt bỏ tử cung thường không cần thiết để cầm máu.

Tuy nhiên, nguy cơ phải phẫu thuật ổ bụng sẽ cao hơn nhiều nếu bạn bị nhau tiền đạo hoặc nhau cài răng lược, hay nếu bạn đã sinh mổ trước đó.

Sau khi tình trạng xuất huyết được kiểm soát, bạn sẽ tiếp tục được truyền dịch IV và thuốc để giúp tử cung co lại, đồng thời đội ngũ y tế cũng sẽ theo dõi quá trình phục hồi một cách cẩn thận để đảm bảo trường hợp của bạn đang dần tốt hơn và theo dõi sức khỏe tổng thể của bạn.

Là một phần của việc chăm sóc sau sinh thông thường, huyết áp và mạch của bạn sẽ được đo thường xuyên để giúp bác sĩ có thể đánh giá xem cơ thể bạn đang đối mặt với tình trạng mất máu như thế nào.

Huyết áp thấp hay mạch cao bất thường sẽ là thông tin để bác sĩ đánh giá tình trạng hiện tại của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra xem có bị thiếu máu không và giúp xác định tình trạng đông máu của bạn có bình thường hay không.

Quá trình hồi phục sẽ diễn ra như thế nào?

Ban đầu các mẹ có thể cảm thấy cơ thể bị yếu và cảm giác lâng lâng, vì vậy đừng cố tự ra khỏi giường khi bạn vẫn còn ở trong bệnh viện nhé.

Thực tế, quá trình hồi phục sẽ phụ thuộc vào lượng máu đã mất và lượng máu “dự trữ” của bạn – nghĩa là, lượng máu đã tăng lên trong thai kỳ cùng với việc bạn có bị thiếu máu trước khi xuất huyết hay không. Bạn cũng có thể bị thiếu máu do mất máu đấy.

Nge1Bba7 1
Sản phụ bị băng huyết sau sinh nên nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Sau khi về nhà, điều quan trọng là phải nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nước và ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng.

Ngoài vitamin trước khi sinh và axit folic, có khả năng bác sĩ cũng sẽ kê cho bạn thuốc bổ sung sắt để ngăn ngừa và điều trị thiếu máu do mất máu quá nhiều đấy.

Bất kỳ loại thuốc cầm máu tạm thời nào cũng có thể làm giảm khả năng sản xuất sữa của người mẹ.

Nếu bạn vẫn đang dùng thuốc thì nên đợi một vài giờ sau khi uống thuốc mới cho con bú nhé (cho đến khi thuốc đã tan hết trong dạ dày của bạn). Ngoài ra bác sĩ còn có thể khuyên bạn sử dụng dụng bơm và hút sữa để thay thế.

Nếu tình trạng xuất huyết sau sinh của bạn khá nặng, khiến cho bạn không thể có sữa cho bé, thì bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá xem bạn có bị mắc Hội chứng Sheehan không.

Đây một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hormone của người phụ nữ và tác động đến khả năng sản xuất sữa mẹ.

Xem thêm: Băng huyết muộn sau sinh

Nguồn: Babycenter

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x