Ăn dặm và dinh dưỡng

Ăn Dặm Và Dinh Dưỡng

Hóa học, dinh dưỡng và tỉ thứ cho vào người chúng ta. Bài viết của học sinh chuyên hóa đã về hưu ~ 20 năm.

Muối

 

Có Nên Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi Ăn Muối

Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối?

Muối thông thường mà chúng ta ăn gồm 2 người bạn đồng hành: Số-đùm (sodium) và C-ló-rài (chloride). Một thằng Tây ngu một ngày nó tiêu thụ trung bình 8-12g muối trong khi lượng vừa đủ trong ngày chỉ là 0,5g (ngu mà). Đời thằng ăn mặn sẽ kết nối chặt chẽ với bệnh viện và bệnh án: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, phù (tích nước) và bệnh tim mạch khác.

Một em bé đã được ăn đủ muối từ sữa mẹ (ngạc nhiên chưa!), sữa công thức và muối tự nhiên nằm sẵn trong thức ăn của bé hàng ngày (thường các loại thịt cá rau củ quả đều có chứa sẵn trong đó một lượng muối tự nhiên) nên TRẺ CON KHÔNG CẦN ĂN THÊM MUỐI như là người lớn.

Một đứa trẻ bị ăn nhiều muối sẽ cần rất nhiều nước để đào thải lượng muối thừa ra ngoài cơ thế, do đó bé ăn nhiều muối có nguy cơ cao bị mất nước. Hầu hết các thức ăn có sẵn đóng hộp dành cho trẻ em ở phương tây bị chính phủ cấm cho muối, hoặc lượng muối được qui định ở mức cực thấp.

Nước mắm cũng là một dạng của muối, gia vị không là muối thì là gì?

Kết luận: muốn tim to hơn phổi, cứ việc mà ăn muối. Trẻ em mỏng manh yếu đuối ăn nhạt càng lâu tương lai nó càng dài!

Đường

Đường, ngoài Đường Tăng, còn chia làm tỉ loại, loại nào cũng tồ, chia theo từng mức độ ngọt từ dễ chịu đến khé cổ viêm họng bao gồm: F-rúc-tồ (fructose), Súc-c(r)ồ (sucrose), G-lúc-cồ (glucose), Mát-tồ (maltose) và lác-tồ (lactose).

Trẻ con đương nhiên là thích cái vị ngọt ngào và các thức ăn có vị ngọt. Sữa mẹ ngọt gấp 1 1/2 sữa bò, chuyện người chứ phải bò hay dê đâu!

Riêng về đường, nói cả ngày không hết chuyện về những hiểu nhầm về nó cũng như những quan niệm về phong cách dinh dưỡng “thôi ăn đường còn hơn chả ăn gì”. Khoa học đã dùi mài ngày đêm hàng tỉ cái báo cáo để người trần mắt thịt hiểu đúng đắn về đường. Đại khái nó như sau:

  • Đường đương nhiên là an toàn. Đường có cung cấp năng lượng.
  • Đường không làm cho bạn béo, nếu ăn vừa đủ.
  • Không phải loại đường nào cũng gây ra tiểu đường 
  • Đường không gây bệnh tim mạch
  • Nếu ăn ít đường không dẫn đến các triệu trứng thiếu vitamin và muối khoáng, ăn nhiều mới bị!
  • Đường không là nhân tố duy nhất gây sâu răng, ngoài đường còn có các yếu tố khác như loại thức ăn, cường độ ăn, vệ sinh răng miệng, f-ló-dài (floride), chức năng tiết nước bọt, và yếu tố di truyền.
  • TRONG CÁC LOẠI ĐƯỜNG, ĐƯỜNG CÓ ÍT CHẤT DINH DƯỠNG NHẤT LÀ…. ĐƯỜNG KÍNH.

Cáp (carbonhydrates), còn chia làm 2 loại chính, đường đơn (simple carbs) và đường đa (complex carbs) Cáp (carbonhydrates), cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Loạt đơn giản thì là bè lũ đường như nói trên, nằm nhan nhản trong các loại rau của quả trái cây, mật ong và đường kính. Đường hỗn hợp nằm trong bột, cơm, gạo…

Tất cả các loại này vào cơ thể sẽ bị chuyển hóa thành gờ-lú-cồ cung cấp năng lượng cho não. Chả may đang làm việc đau đầu chóng mặt, có xu hướng nghĩ ngu, hay uống cốc nước đường, hoặc mật ong ấm, đảm bao đỡ ngu ngay!

Bè lũ khoa học khuyên ta ăn nhiều đường đa và ít đường đơn, đơn ăn làm đ@o gì, mất công mỏi mồm!

Hầu hết các trái cây, rau củ, ngũ cốc, bánh mỳ, rau, hạt đều có chứa hỗn hợp đường đơn và đường đa (thậm chí cả Đường Tăng, nếu thích).

Tuy nhiên đường đơn chủ yếu nằm trong trái cây, mía, sữa, mật ong, mứt và hầu hết đường đa nằm trong bánh mỳ, ngũ cốc, hạt, gạo, lúa mỳ, rau củ (các thể loại ngô khoai) và cả rau. Nhắc lại, ăn vừa đường đơn thôi, cho mỏi mồm, ăn đường hỗn hợp mới là người văn minh!

Mẹ xem thêm: Thực phẩm nên tránh khi cho bé ăn dặm

Cholesterol

Cholesterol là một chất béo màu trắng đục được tiết ra ở gan và là một chất vô cùng quan trọng cho các tế bào não và tế bào thần kinh. Cholesterol trong sữa mẹ rất quan trọng và chỉ dùng cho các em bé mà thôi. Cholesterol không xuất hiện trên rau và thực vật khác.

Bệnh cholesterol cao ở người lớn là hậu quả của việc gan quá năng suất trong việc tạo ra cái chất béo lỏng trắng đục này, và nguyên nhân sâu xa nhất là do một chế độ ăn nhiều chất béo hòa tan (có trong bơ, kem, thịt mỡ, da gà/cá, chất béo có trong bánh kẹo, bích-qui và cách loại bánh mặn khác) cũng như nhiều thức ăn giàu cholesterol.

Chúng ta cần phân biệt thực ăn nhiều cholesterol (lòng đỏ trứng) tốt cho sự phát triển của trí não và thần kinh bé, với những thức ăn đơn thuần là giàu chất béo.

Quan trọng hơn, cần trang bị kiến thức đủ để phân biệt chất béo hòa tan (bơ, mỡ động vật) và chất béo không hòa tan (dầu olive, dầu từ cá hồi, dầu hướng dương, dầu từ quả bơ…).

Lưu ý ở mục này, bé cần chất béo để phát triển, bé cần cholesterol. Vì thế bé cần bú mẹ và ăn các thức ăn giàu chất béo không hòa tan.

Chất béo hòa tan không có lợi cho tim gan phổi, của cả người lớn và trẻ em, vì thế Tây nhợ nó không ăn mỡ gà mỡ lợn da gà da cá là vì như thế!

Can-xi (Calcium)

Canxi cần cho sự phát triển của xương và răng. Điều này kkhông có nghĩa là bé chậm mọc răng ứng với bé thiếu can-xi đâu nhé.

Canxi còn có ý nghĩa trong việc đông máu, huyết áp để các cơ và hệ thống thần kinh được hoạt động một cách nhịp nhàng. Canxi có nhiều trong sữa, nhưng đó không phải là nguồn duy nhất.

Canxi còn nằm ẩn nấp trong một số loại cá có xương như cá nục, cá hồi, nằm trong rau như rau lơ xanh, cần tây, bắp cải, nằm trong củ quả, hạt hạnh nhân; thậm chí có cả ở trong cam.

Tuy nhiên canxi ở trong sữa là dễ hấp thụ nhất với cơ thể người. Kì quặc thay là đậu phụ cũng chứa canxi nhưng sữa đậu nành thì hầu như can-xi đã té hết.

Vì thế nếu trẻ bị dị ứng sữa bò phải dùng sữa đậu nành thì cần đảm bảo lượng canxi trong sữa đậu nành được các nhà sản xuất thêm vào đủ bằng lượng canxi sữa bò. Sữa tách béo và sữa gầy, quái gở thay, lại có lượng canxi cao hơn sữa tươi.

Canxi không những quan trọng cho con, canxi còn quan trọng cho các mẹ đang mang thai và cho con bú.

Một đứa trẻ sẽ nhận đủ lượng canxi nếu một ngày uống đủ 500-600ml sữa (nếu không ăn phô-mai, sữa chua); hoặc con uống 200ml sữa, ăn 200g sữa chua và 40g phô-mai.

Beta Carotene

Là chất làm cho hoa quả rau củ có màu vàng cam tự nhiên, beta carotene là một chất cực quan trọng bởi ăn vào nó sẽ chuyển hóa thành Vitamin A sáng mắt vàng da :)). Đùa đấy, không vàng da đâu!

 

8 1   Cà rốt chứa nhiều Beta Carotene 

Beta Carotene có chủ yếu trong các loại rau có lá màu xanh đậm (như cải bó xôi, bắp cải tím, xà lách), trong cà rốt, bí vàng bí đỏ, lơ xanh, cam, xoài, mận, ớt chuông đỏ và cà chua.

Khác với vitamin A, bọn beta carotene này chúng mình có thể ăn thả phanh mà không bị ngộ độc. Cùng lắm da chỉ ươm màu nắng chút thôi mà!

Biscuits

Bánh bích qui CÓ THỂ là một món ăn vặt cho trẻ em. Nên chọn bánh có ÍT MUỐI và là loại whole meal (nguyên mạch). Bánh bích qui ngọt cũng có thể được giới thiệu nhưng cường độ ít hơn để tạo sự thay đổi cho trẻ cũng như giúp trẻ yêu thích việc ăn uống và cung cấp năng lượng cho em.

Tuy nhiên ăn nhiều bánh bích qui có hại cho răng và làm bé no, ngang bụng cản trở bé ăn các món ăn giàu dinh dưỡng khác. Vì thế bánh bích qui chỉ nên cho bé ăn với số lượng có hạn và xa bữa ăn chính.

Bánh mỳ

Bánh mỳ, từ trắng đến nâu đen, từ một loại đến hỗn hợp nhiều loại hạt/mạch đều là thức ăn giàu dinh dưỡng cho người lớn và trẻ em.

Bánh mỳ cung cấp năng lượng , protein, carb hỗn hợp, chất xơ, vitamin đặc biệt là thiamin và chất khoáng. Bánh mỳ có thể được giới thiệu cho trẻ từ 6 tháng, dưới dạng bánh mỳ trắng. bánh mỳ đa mạch (whole meal) có thể được giới thiệu muộn hơn.

Nhà mình giới thiệu bánh mỳ cho thiếu nhi từ 7 tháng, loại cứng có vỏ để con gặm cho đỡ ngứa lợi khi mọc răng. Và đây cũng là cách “mua chuộc” con để con “tập trung” ngồi ăn trên bàn cho bố mẹ ăn bữa ăn được trọn vẹn không nhấp nhổm đứng lên ngồi xuống!

Baked bean (đậu đỏ, đậu đen, đậu 7 màu)

Ở phương tây đây là món phổ biến và được ưa thích cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đâu là các loại đậu được nấu sẵn trong các loại sốt, mà chủ yếu là sốt cà chua và sau đó đóng hộp.

Đây là loại thức ăn được coi là giàu dinh dưỡng, kinh tế tiết kiệm, giàu chất xơ, protein và card hỗn hợp, ít béo và không có cholesterol. ĐÂY LÀ THỨC ĂN GIÀU PROTEIN THAY THẾ, DÀNH CHO NGƯỜI ĂN CHAY, VÀ LÀ THỨC ĂN BỔ SUNG CHO CÁC EM BÉ KHÔNG THÍCH ĂN THỊT (Qarfield, take note!).

Tây cho con ăn đậu này từ 6 tháng, có thể nghiền mịn và sau đó chuyển sang ăn nguyên hạt. Họ chọn cho em bé ăn loại không có muối!

Eggs (trứng)

Trứng là thức ăn giàu dinh dưỡng bao gồm protein, chất béo, Vitamin A B D E và khoáng, canxi, phốt-pho, potassium, kẽm và sắt (tuy nhiên sắt trong trứng cơ thể người không hấp thụ được là mấy). Trứng chỉ thiếu mỗi C và chất xơ nữa là đứng đầu bảng dinh dưỡng.

Oan cho trứng vì trứng bị đổ cho tội là có nhiều Cholesterol, thế nhưng may quá các nhà sinh hóa học đã giải oan cho trứng, chứng minh rằng người bị Cholesterol cao là do họ ăn nhiều chất béo không hòa tan CHỨ CHẲNG CỨ LÀ DO ĂN CÁC THỨC ĂN GIÀU CHOLESTEROL, 2 cái này là khác nhau à nha! Một đứa trẻ có thể ăn 1 quả trứng mỗi ngày nếu gia đình không có tiền sử bị dị ứng hay cholesterol cao trong máu.

Người lớn không bị cholesterol cao có thể tiêu thụ một quả trứng mỗi ngày, với điều kiện là ăn ít chất béo hòa tan (bơ, mỡ động vật) thôi!

Nêu giới thiệu lòng đỏ trứng cho trẻ từ sau 6 tháng. Lòng đỏ trứng thường là ko gây dị ứng, nhưng khi giới thiệu thức ăn mới cho trẻ mới ăn dặm, như tất thảy các thức ăn khác, cha mẹ nên cho ăn ít một, từ từ, nấu chín kỹ và thử phản ứng sau mỗi lần ăn.

Lòng trắng trứng, do đặc điểm nhiều protein, ít cholesterol nên ăn dễ bị đầy hơi và khả năng bị dị ứng cao, chỉ nên được giới thiệu cho trẻ sau 9 tháng. Nếu gia đình có tiển sử hay bị dị ứng, chờ đến 1 năm cho chắc ăn!

Fibre (chất xơ)

Chất xơ có ở trong trái cây, rau, củ, quả, cơm, mạch, yến mạch. Các sản phẩm từ động vật không có chứa chất xơ. Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, làm cho ta có cảm giác no lâu, giúp các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa sinh sôi nảy nở, xxx với tốc độ ánh sáng, giúp ta phòng chống ung thư dạ dày, các bệnh tim mạch và bệnh béo phì.

Quá nhiều chất xơ từ mạch (cơm, lúa mạch…) vào trong dạ dày nhỏ của bé, có thể làm trẻ no quá lâu và do đó cản trở thu nạp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng bé cần trong ngày.

Một số loại chất xơ còn cản trở sự hấp thụ muối khoáng của cơ thể

Folate & Folic Acid

Acid Folic rất cần cho sự sinh sôi và bảo trì các tế bào, nó là nhân tố tạo tế bào máu. Acid Folic có trong các lá rau sẫm màu như cải bó xôi, lơ xanh, giá đỗ, yeast extracts (men bánh mỳ), gan, các loại ngũ cốc nguyên mạch, hạt và bơ đậu phộng.

Sữa dê có rất ít acid folic và không phù hợp với trẻ sơ sinh, vì thế nếu dùng sữa dê chỉ nên dùng sữa dê công thức.

Một khẩu phần ăn nhiều acid folic hoặc uống viên bổ sung acid folic từ khi mẹ nhen nhóm có ý định mang thai và nên tiếp tục uống sau 3 tháng có thai – bác sỹ bảo thế.

Fruits juice (nước hoa quả)

 

Tre1Babb Dc6B0E1Bb9Bi 1 Tue1Bb95I Khc3B4Ng Nc3Aan Ue1Bb91Ng Nc6B0E1Bb9Bc C3A9P Hoa Que1Baa3 1024X683 1

Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nước ép hoa quả

Nước hoa quả có chứa vitamin C và một số vitamin và chất khoáng khác, cái này không cần phải bàn cãi. Nước hoa quả chứa chủ yếu là đường, một tẹo chất béo, một mẩu chất xơ. Nước hoa quả được sử dụng chủ yếu như một sản phẩm giải khát chứ không phải vì mục đích bổ sung vitamin C.

Vì vitamin C có nhiều hơn trong sữa mẹ và sữa công thức. Thế nên ai cho con nghỉ sữa mẹ để uống nước hoa quả để bổ sung vitamin C, mình xin phép gọi bạn là đối tượng: đập đầu vào tường!

Với trẻ nhỏ và em bé, khi cho trẻ uống nước hoa quả phải pha thêm 3 phần nước để đảm bảo không bị shock với dạ dày —> nước hoa quả đóng hộp dành riêng cho em bé đây ạ, cốc nước hoa quả tươi mẹ pha ở nhà, thêm 3 phần nược lọc! 25% nước hoa quả, 75% nước lọc  He he.

BS nhi khoa và BS răng khuyên các mẹ pha thêm nước vào nước hoa quả càng lâu càng tốt, không cho bú nước quả từ bình.

Ở các nước phương tây, nước hoa quả là nguyên nhân số 1 gây sâu răng, vì thế nếu có uống nước hoa quả, uống tại bàn và súc miệng sau khi uống chứ KHÔNG cầm bình nước quả uống cả ngày!

—> Lí do tại sao em nói không với nước hoa quả!

Honey (mật ong)

Vầng, mật ong là thứ chất lỏng ngọt lịm của con ong theo hoa làm mật. 75% thành phần của mật ong là đường fructose và glucose và 25% là nước.

Mật ong thường được người đời hoang tưởng và dùng thay đường, nghĩ là nó nhiều “chất” hơn. Vầng, nếu bạn chỉ ăn mật ong thì mỗi ngày bạn phải ăn 11,2kg mới đảm bảo nhu cầu can-xi, 4kg mật ong thì bạn mới đảm bảo nhu cầu sắt, và chỉ ăn nửa cân là đủ nhu cầu kẽm, hế hế.

 

Me1Baadt20Ong20Lc3A020Me1Bb99T20Trong20Nhe1Bbafng20The1Bbb1C20Phe1Baa9M20Khc3B4Ng20Nc3Aan20Cho20Tre1Babb20C483N20Khi20Me1Bb9Bi20Te1Baadp20C483N20De1Bab7M 3Mật ong không nên cho con ăn khi dưới 1 tuổi

Mật ong, như mọi loại đường khác, làm sâu răng.

MẬT ONG ĐƯỢC KHUYẾN CÁO KHÔNG NÊN DÙNG VỚI TRẺ DƯỚI 12 THÁNG VÌ NÓ CÓ CHẤT “CLOSTRIDIUM BOTULINUM” (CHUYÊN HÓA BÓ TAY) CÓ THẨY GÂY NGỘ ĐỘC TIÊU HÓA MÀ KHÔNG CÓ VIỆC ĂN CHÍN UỐNG SÔI NÀO CÓ THỂ TRIỆT TIÊU NỔI.

Cái botulism của nợ kia có thể gây táo bón, khó thở, tê liệt toàn thân thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh!!!!!!!!!!

Lead (chì)

Chì có hại cho cơ thể. mẹ nào chả biết, khỏi bàn. Chì đặc biệt nguy hiểm hơn rất nhiều với trẻ em bởi trẻ em hấp thụ CHÌ nhanh gấp tỉ lần người lớn. Chì có thể nằm trong thức ăn, không khí (đặc biệt là khói xe máy, ai chả biết xăng chứa chì), chì có trong bụi và sơn.

Chì có tác hại lâu dài với não, do đó về sau trẻ sẽ gặp khó khăn trong học đường.

Thế nên đừng son phấn cho con quá sớm, không là học ngu, nghe chửa……

Legumes (rau củ)

Rau củ là một nguồn thức ăn rẻ và giàu dinh dưỡng bao gồm từ protein đến carbs hỗn hợp, chất xơ, vitamin và muối khoáng. Rau củ có ít chất béo. Rau củ ở đây chúng ta còn nói đến cả các loại đỗ, đậu nành, đậu cô-ve, đậụ đỏ, đậu xanh và đậu lentils.

Đậu đỏ thường được trẻ em phương tây mê mẩn và là cách mà bố mẹ chúng lén lút cho vào bữa ăn như một thức phẩm thay thế cho thịt.

Trừ các loại đậu được chế biến sẵn đóng hộp, tất thảy các đậu này khi chế biến đều phải ngâm lâu, đun sôi 5-10 phút để loại bỏ hết các chất độc hại!

Microwave cookery (nấu ăn bằng lò vi sóng)

Nấu ăn bằng lò vi sóng là cách làm nóng và chế biến thức ăn cực nhanh, tiện lợi và ít mất chất dinh dưỡng nhất (đương nhiên là nếu không làm cháy).

Lò vi sóng làm nóng thành phần nước có trong thực phẩm do đó nấu lò vi sóng làm chín thức ăn từ bên trong ra (khác với nấu trên bếp, làm nóng từ ngoài vào). Kể cả khi tắt lò vi sóng, thức ăn vẫn tiếp tục tự “nấu” do đó khi nấu ăn bằng lò vi sóng, nấu xong nhớ đảo kỹ kẻo bỏng!

Fat – (chất béo, loại nào tốt loại nào không nên?)

Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng quí báu cho trẻ nhỏ, với mức năng lượng cống hiến gấp đôi so với các nguồn khác như đường và protein.

Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các em bé sơ sinh, và sữa mẹ có chứa đến 50% là chất béo (CLGT!!!! – cho con bú mẹ để giảm béo thôi nào).

Chất béo được tạo thành bởi glycerol và acid béo. Acid béo có loại bão hòa, không bão hòa đơn và không bão hòa đa.

Chất béo bão hòa nằm trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật: trứng, thịt, sữa, bơ và mỡ động vật Chất béo không bão hòa đa nằm trong dầu hướng dương, dầu nành, dầu ngô, mỡ cá, dầu cây rum (safflower) Chất béo không bão hòa đơn nằm trong: dầu cải việt (canola), dầu olive, dầu đậu phộng, dầu quả bơ.

Với người lớn và trẻ em, chúng ta hướng đến dùng các loại chất béo không bão hòa đa. Hoặc sữa mẹ, cân bằng tuyệt hảo của tất thảy các loại chất béo.

Nuts (các loại hạt)

Các loại hạt là nguồn dồi dào các loại protein, chất xơ, chất khoáng( sắt, canxi, kẽm, magie, phốt-pho, kali), vitamin B E.

Các loại hạt thì cực lắm chất béo chiếm 36% (hạnh nhân, dừa) cho đến tận 75% ở hạt dẻ cười, hạt điều. Các loại hạt đương nhiên là không có cholesterol và không có carbs. Bơ đậu phộng (khác với các báo chí đang bôi xấu nó, nếu dùng loại ít đường) là thức ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ em.

Tuy nhiên đậu phộng (lạc) có lịch sử dị ứng khá dày, vì thế nên khuyến cáo các cha mẹ hãy chờ sau 12 tháng mới nên giới thiệu và khi cho con ăn lần đầu nên thử phản ứng một cách cẩn thận (nhiều trường hợp tử vong vì dị ứng lạc ở phương tây).

Các loại hạt để nguyên hạt không nên cho các bé ăn quá sớm, với lí do là các loại này có nguy cơ hóc sặc quá cao.

Olive oil (dầu o-liu)

Dầu olive là gia vị phổ biến trong việc nấu ăn của bọn Địa Trung Hải. Dầu olive có thành phần chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn, chất này chống các bệnh về tim mạch.

Dầu olive không có cholesterol. Vì thế dầu olive được coi là dầu rất tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Dầu có mùi đặc trưng và có màu xanh nhạt. Dầu extra-virgin olive oil dùng ăn sống, dầu olive oil thì dùng xào ở nhiệt độ thấp. Không chiên rán bằng dầu olive.

Omega3

Acid béo Omega3 có trong sữa mẹ, cá (cá hồi, cá thu, cá nục, và một số loại cá biển khác), lòng đỏ trứng, thịt nạc có màu đỏ, thịt lợn, dầu cải tây (canola), hạt óc khỉ và hạt đậu nành.

Acid béo Omega3 chống bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, tăng thời gian chảy  (phòng chống nghẽn mạch), chống bệnh thấp huyết áp. Omega3 có thể hạn viêm khớp, quan trọng trong phòng chống ngạt thở và ung thư.

Omega 3 quan trọng cho sự phát triển của mắt và tế bào thần kinh ở trẻ nhỏ. Omega3 cấu thành LCPs, DHA, ngày nay được bổ sung vào trong sữa công thức như món mỳ ăn liền, đối với những trẻ không được tiếp cận với Omega3 từ sữa mẹ.

Water (nước)

Nước là một phần tất yếu của cuộc sống. Khi sinh, cơ thể trẻ sơ sinh gồm 75% là nước. Đến 4 tháng thì mức này giảm xuống bằng với mức nước trữ trong cơ thể người lớn: 60%.

Nước để giúp tăng cường trao đổi chất, cân bằng các phản ứng hóa học, đưa các chất dinh dưỡng đi khắp mọi miền của cơ thể, trong đó có cả oxy.

Một em bé cần khoảng 150ml nước/kg/ngày. Trẻ em cần 1-1,5l/ngày. Người lớn cần 1,5-2l/ngày.

Nước không chỉ từ những gì ta uống, nó còn từ những thứ ta ăn. Bánh mỳ chứa 45% là nước, sữa chứa 87% nước, trái cây 80-90%, thịt bò 63%).

Ở khí hậu nóng ẩm, trẻ mất nước rất nhanh nên cần cho uống bù bằng cách cho bú hoặc cho uống nước lạnh đun sôi. Nước cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, dù ở các nước phát triển uống tại vòi, đều cần phải đun sôi

Yogurt (sữa chua và những hiểu nhầm về các loại váng sữa, sữa chua cho bé dưới 1 tuổi)

 

Sữa Chua Cho Trẻ Sơ Sinh

Sữa chua cho trẻ sơ sinh

Sữa chua được làm từ sữa thanh trùng trộn với khuẩn sữa chua và giữ ở nhiệt độ 45% cho đến khi sữa đông đặc. Sau đó sản phẩm này được thêm đường, thêm vị và đóng hộp.

Các khuẩn sữa chua tiêu hủy đường lactose trong sữa và cho nó một vị chua đặc trưng, chính vì thế có người bị dị ứng đường sữa bò vẫn có thể ăn được sữa chua là vì vậy. Sữa chua có giá trị dinh dưỡng ngang ngửa sữa tươi.

Sữa chua dùng khuẩn sống giúp tăng cường hệ tiêu hóa, bảo vệ nhiễm khuẩn dạ dày, giảm táo bón và duy trì môi trường khuẩn có lợi trong dạ dày sau khi bị tiêu chảy rối loạn tiêu hóa.

Sữa chua cho em bé chỉ chứa 20% sữa chua! Sản phẩm sữa chua cho em bé, để đảm bảo an toàn, các nhà sản xuất đã diệt khuẩn, nên lũ khuẩn chết hết, sữa chua này không còn giá trị như sữa chua của người lớn nữa

Zinc (kẽm)

Kẽm là khoáng chất quan trọng có thể tìm thấy trong thịt nạc, thịt gà, phô-mai, hạt, hào, và gan. Nó còn quan trọng trong việc chữa lành các vết thương và sáng mắt. Thiếu kẽm sẽ làm trẻ mất khẩu vị và biếng ăn. Thiếu kẽm có thể dẫn đến những ảnh hưởng về phát triển thể chất và phát triển giới tính!

Hachun – AdmiPOH

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x