Điều trị giãn tĩnh mạch sau sinh

Điều Trị Giãn Tĩnh Mạch Sau Sinh

Tôi bị giãn tĩnh mạch khi mang thai. Liệu chúng có hết sau khi tôi sinh con?

Giãn tĩnh mạch bao gồm giãn tĩnh mạch tay, chân hay, vùng mặt,… có xu hướng được cải thiện khi thai kỳ kết thúc, thường trong vòng ba đến bốn tháng sau khi bạn sinh con, nhưng đôi khi chúng cũng mất nhiều thời gian hơn.

Tuy vậy, bạn sẽ ít thấy chúng co lại nhiều đến thế trong trường hợp bạn bị giãn tĩnh mạch trước khi mang thai, đã mang thai nhiều lần, có tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch, bị thừa cân hoặc đứng nhiều trong một khoảng thời gian dài.

Gic3A3N20Tc4A9Nh20Me1Baa1Ch

Giãn tĩnh mạch có thể khiến mẹ ngứa ngáy khó chịu

Các mẹ cũng có thể gặp phải tĩnh mạch mạng nhện khi mang thai. Những mạch nhỏ gần bề mặt da thường xuất hiện nhất ở mắt cá chân, trên chân hoặc mặt.

Chúng được gọi là tĩnh mạch mạng nhện vì chúng thường có hoa văn giống như mạng nhện hoặc tia nắng mặt trời với các nhánh nhỏ tỏa ra từ trung tâm (mặc dù đôi khi chúng cũng có thể trông giống như các nhánh cây hoặc các đường thẳng nhỏ riêng biệt không có hoa văn cụ thể).

Tĩnh mạch mạng nhện không gây khó chịu và chúng thường biến mất hoàn toàn sau khi sinh.

Tôi có thể làm gì để giảm thiểu chứng giãn tĩnh mạch?

Các mẹ có thể tham khảo những gợi ý sau nhé:

  • Tập thể dục hàng ngày. Thậm chí chỉ cần đi bộ nhanh xung quanh nhà cũng có ích cho lưu thông của bạn đấy.
  • Nâng cao chân bất cứ khi nào có thể. Các mẹ có thể sử dụng một chiếc hộp hoặc ghế con để đặt chân lên khi ngồi và kê cao chân trên gối khi bạn nằm.
  • Đừng bắt chéo chân hay mắt cá chân khi ngồi.
  • Đừng ngồi hoặc đứng trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi để di chuyển.
  • Dùng loại vớ hỗ trợ đặc biệt. Vớ điều chỉnh sức ép dày gấp đôi so với loại vớ thông thường sẽ là sự lựa chọn tốt nhất đấy. Loại vớ này có sẵn trong các cửa hàng cung cấp thiết bị y tế và các hiệu thuốc tây. Chúng bó chặt ở mắt cá chân và lỏng hơn ở phần trên, giúp máu dễ lưu thông về tim. Do đó, chúng có thể ngăn ngừa sưng tấy và tránh cho bệnh giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Để điều trị giãn tĩnh mạch chân, hãy mang vớ trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, đồng thời sử dụng chúng cả ngày kể cả khi bạn nằm. Loại vớ này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái, đặc biệt là trong thời tiết nóng nực, nhưng bị giãn tĩnh mạch thậm chí có thể khó chịu hơn nữa đấy.
  • Nếu bị thừa cân, bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về chiến lược giảm cân sau sinh một cách an toàn cho mẹ và bé.

Làm thế nào để loại bỏ chứng giãn tĩnh mạch?

Nếu chứng giãn tĩnh mạch không cải thiện sau khi sinh và khiến bạn bị khó chịu, không hài lòng với các vết rạn, thì bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn để điều trị chúng đấy.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng ngay cả khi bạn đã khỏi chứng giãn tĩnh mạch này thì các tĩnh mạch khác vẫn có thể bị giãn trong tương lai, đặc biệt trong trường hợp bạn dễ bị di truyền, mang thai lần tiếp theo hoặc bị thừa cân.

Vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng của mình, bạn có thể sẽ được khuyên nên hoãn điều trị cho đến khi sinh con xong.

Bc3A0I20Te1Baadp20Cc483Ng20Lc6B0Ng
Các mẹ nên duy trì thói quen tập luyện ngay từ trong thai kỳ để cải thiện giãn tĩnh mạch sau sinh

Nếu các mẹ quan tâm đến các lựa chọn điều trị hoặc bác sĩ nghĩ rằng đôi chân của bạn cần được đánh giá thông qua bác sĩ chuyên khoa thì cô ấy sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ hoặc phòng khám chuyên về rối loạn mạch máu.

Một chuyên gia (như bác sĩ phẫu thuật mạch máu hoặc da liễu) sẽ kiểm tra chân của bạn và có thể yêu cầu siêu âm nhằm tìm hiểu vấn đề một cách rõ ràng hơn.

Sau khi đánh giá, chuyên gia sẽ vạch ra cho bạn các lựa chọn có thể được sử dụng đi kèm với những rủi ro, lợi ích và chi phí của chúng.

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, và phương pháp mà bạn sử dụng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng suy tĩnh mạch này. Đôi khi phương án tốt nhất sẽ cần đến sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau.

Nếu chứng giãn tĩnh mạch của bạn gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc khi chuyên gia xác định rằng sự lưu thông ở chân bạn đang gặp vấn đề thì bảo hiểm sẽ có thể chi trả cho chi phí tư vấn và phương pháp điều trị cần thiết, còn các quá trình thực hiện điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, tay,… vì lý do thẩm mỹ sẽ không nhận được bảo hiểm đâu nhé.

Giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Các vết giãn tĩnh mạch có thể gây ngứa hoặc đau nhức, không đẹp mặt, nhưng nói chung chúng vô hại trong một khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên đối với một số phụ nữ, những người có vấn đề về lưu thông máu không thể tự cải thiện sau khi mang thai và không nhận được điều trị kịp thời thì tình trạng này có thể phát triển theo thời gian.

Cuối cùng, nó sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như sưng tấy, da bị biến đổi và xuất hiện các vết loét khó lành.

Một phần nhỏ những người bị giãn tĩnh mạch sẽ xuất hiện các cục máu nhỏ gần bề mặt da (gọi là huyết khối tĩnh mạch nông).

Khi cục máu đông này phát triển, tĩnh mạch sẽ bị cứng, khu vực xung quanh nó có thể trở nên đỏ, nóng và bị đau khi chạm vào. Những cục máu này thường không quá nghiêm trọng, nhưng các mẹ vẫn nên chia sẻ với bác sĩ để có thể điều trị kịp thời nhé.

Che1Bb8B20Em20Nc3Aan20Thc483M20Khc3A1M20Bc3A1C20Sc4A920Khi20Cc3B320De1Baa5U20Hie1Bb87U20Be1Baa5T20Thc6B0E1Bb9Dng
Chị em nên thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường

Đôi khi, khu vực xung quanh cục máu đông bị nhiễm trùng. Trong trường hợp đó bạn có thể bị sốt hoặc ớn lạnh và sẽ cần được điều trị ngay lập tức bằng kháng sinh.

Bạn cũng cần gọi cho bác sĩ nếu một trong hai chân của bạn bị sưng lên khá lớn hoặc có vết loét, đồng thời vùng da gần tĩnh mạch có sự thay đổi về màu sắc. Những triệu chứng này cho thấy một vấn đề nghiêm trọng hơn về lưu thông máu.

Các mẹ không nên nhầm lẫn huyết khối tĩnh mạch nông với một tình trạng nghiêm trọng gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), trong đó cục máu đông phát triển trong các tĩnh mạch sâu, thường là ở chân.

Mang thai khiến bạn dễ bị DVT hơn dù có bị giãn tĩnh mạch hay không, nhưng nó thường không phổ biến. Trong khi mang thai hoặc trong những tuần sau sinh thì nguy cơ gặp phải chỉ khoảng 1/1000.

Phụ nữ bị rối loạn đông máu hoặc nằm lâu trên giường trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ cao hơn.

DVT có thể không gây ra triệu chứng, hoặc bạn cũng có thể bị sưng đau đột ngột, đau ở mắt cá chân, chân và đùi. Nó sẽ đau hơn khi đứng hay gập chân lại, và bạn cũng có thể bị sốt nhẹ. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào thì hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nhé.

Trong trường hợp gặp phải cục máu đông, bạn sẽ cần nhập viện và dùng thuốc để làm loãng máu. Nếu không được điều trị, cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển đến phổi, gây ra một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được gọi là thuyên tắc động mạch phổi.

Các dấu hiệu của tắc mạch phổi bao gồm khó thở, thở bị đau, ho hoặc ho ra máu, có cảm giác bồn chồn và tim đập nhanh.

Nguồn: Babycenter

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x