Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS)

Hội Chứng Quá Kích Buồng Trứng (Ohss)

Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS) là gì?

Hội chứng quá kích buồng trứng (Ovarian hyperstimulation syndrome – OHSS) là một biến chứng trong điều trị hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Thuốc điều trị sinh sản sử dụng hormone để kích thích buồng trứng. Những hormone này, đặc biệt là human gonadotrophin (hCG), đôi khi quá kích thích buồng trứng làm phát triển quá nhiều túi trứng (nang trứng). Đây gọi là OHSS.

OHSS có thể khiến buồng trứng sưng và đau, có thể dẫn đến tích tụ thêm chất lỏng trong cơ thể.

Qua Kick Buong Trung OHSS có thể khiến buồng trứng sưng và đau, có thể dẫn đến tích tụ thêm chất lỏng trong cơ thể

Hầu hết các trường hợp OHSS đều nhẹ và có thể dễ dàng điều trị tại gia. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, có thể do nguy cơ biến chứng nặng, chẳng hạn như cục máu đông và các vấn đề về thận thì khi đó chị em cần phải ở lại bệnh viện điều trị.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng quá kích buồng trứng?

Các mẹ rất có thể bị OHSS nếu đang chuẩn bị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), mặc dù các loại điều trị sinh sản khác đôi khi cũng có thể gây ra tình trạng này.

Chỉ có một vài ca được ghi nhận khi có những phụ nữ bị quá kích buồng trứng mà không hề điều trị sinh sản. Các triệu chứng thường bắt đầu trong một tuần sau khi lấy trứng.

Khoảng một trong ba phụ nữ được điều trị IVF có các triệu chứng OHSS nhẹ. Mặc dù lo lắng là điều tự nhiên, nhưng bị OHSS nhẹ thường không cần phải nằm viện và sẽ chỉ kéo dài một vài ngày.

OHSS mức độ vừa phải ảnh hưởng đến 1/25 phụ nữ trải qua IVF trong khi trường hợp nghiêm trọng xảy ra ở khoảng 1-2/100 phụ nữ.

Nếu mẹ nào đang chuẩn bị hiến trứng, nguy cơ mắc OHSS cũng tương tự như những người đang điều trị IVF.

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) sử dụng liều lượng thuốc sinh sản thấp hơn IVF, vì vậy nguy cơ bị OHSS cũng thấp hơn. Các thuốc sinh sản liều nhẹ, chẳng hạn như clomifene, rất hiếm khi gây ra OHSS.

Nguy cơ OHSS cao hơn nếu chị em:

  • Dưới 30 tuổi
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Đã bị OHSS trước đây

Nếu thấy mẹ có nguy cơ cao mắc OHSS, chuyên gia sinh sản sẽ đề nghị điều chỉnh phương pháp điều trị, ví dụ như bắt đầu với một liều hormone nồng độ thấp. Tuy nhiên, mọi thay đổi sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân và chuyên gia sẽ thảo luận chi tiết với mẹ trước đó.

Nếu chị em có thai nhờ điều trị hỗ trợ sinh sản sẽ làm tăng nguy cơ mắc OHSS, đặc biệt là đa thai. Tuy nhiên, phòng khám sẽ theo dõi sát sao trong suốt quá trình điều trị và chuyên gia sẽ sẵn lòng trả lời bất kỳ thắc mắc nào.

Các triệu chứng của hội chứng quá kích buồng trứng?

Các triệu chứng của OHSS thường xuất hiện trong vòng một tuần sau khi lấy trứng hoặc có thể muộn hơn.

Nếu bị OHSS nhẹ, các mẹ có thể:

  • Sưng bụng hoặc đầy hơi
  • Đau nhẹ bụng dưới
  • Buồn nôn

Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy liên hệ với phòng khám để được tư vấn thêm.

Các triệu chứng nghiêm trọng đòi hỏi sự cấp cứu khẩn cấp. Gọi số cấp cứu khẩn cấp của phòng khám hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất có thể nếu:

  • Đang nôn
  • Đau bụng dữ dội
  • Cảm thấy rất khát
  • Có một lượng nhỏ nước tiểu sẫm màu
  • Khó thở
  • Chân đỏ, nóng, sưng hoặc mềm oặt

Hội chứng quá kích buồng trứng được điều trị như thế nào?

Nếu bị OHSS nhẹ, chị em sẽ có thể ở nhà và tự điều trị bằng cách thực hiện các bước sau:

  • Uống nước bất cứ khi nào cảm thấy khát. Các mẹ sẽ cần nhiều chất lỏng hơn bình thường nếu bị OHSS, mặc dù uống quá nhiều có thể ảnh hưởng đến thận. Nếu không chắc chắn chính xác lượng nước, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn.
  • Uống paracetamol hoặc codein để giảm đau đủ liều và không được dùng nhiều hơn khuyến cáo. Tránh xa các loại thuốc giảm đau chống viêm, chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen, vì những thứ này có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Vận động chân thường xuyên để giảm nguy cơ đông máu.
  • Tránh quan hệ tình dục và tập thể dục quá sức, vì những điều này có thể gây tổn thương thêm cho buồng trứng.

Nếu chị em bị OHSS từ mức trung bình đến nghiêm trọng sẽ phải nhập viện để được chuyên gia điều trị tốt nhất có thể.

Chuyên gia sẽ đánh giá bằng cách thực hiện một số xét nghiệm đơn giản như xét nghiệm máu và siêu âm. Sau đó, bác sĩ sẽ điều trị các triệu chứng bằng thuốc giảm đau, dịch truyền tĩnh mạch (thông qua nhỏ giọt) và thuốc cảm, đồng thời hỗ trợ hoặc đề nghị mẹ tiêm giảm nguy cơ huyết khối.

Nếu mẹ có nhiều chất lỏng tích tụ trong bụng, bác sĩ có thể rút dịch bằng kim hoặc ống. Điều này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng nó sẽ chỉ được thực hiện trong những trường hợp xấu nhất để giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Có thể tiếp tục điều trị khả năng sinh sản trong khi bị hội chứng quá kích buồng trứng không?

Trong hầu hết các trường hợp, các mẹ sẽ có thể tiếp tục điều trị sinh sản và mang thai trong khi bị OHSS, nhưng sẽ khiến các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn. Khi đó, phòng khám sẽ theo dõi mẹ chặt chẽ. Tuy nhiên, tin tốt là em bé sẽ không bị ảnh hưởng.

Nếu chuyên gia nghi ngờ rằng mẹ có nguy cơ phát triển hội trứng OHSS nghiêm trọng, việc tiếp tục điều trị sinh sản là quá rủi ro. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyên nên đóng băng phôi và tiếp tục điều trị khi đã hết OHSS. Thời gian có thể mất đến hai tháng.

Thật khó chịu khi phải dừng quá trình điều trị sinh sản trước khi kết thúc, nhưng điều này sẽ chỉ xảy ra nếu không còn cách nào khác. OHSS có thể trở nên nghiêm trọng và thậm chí đe dọa đến tính mạng, vì vậy chị em cũng cần phải xem xét sức khỏe của mình.

Khi OHSS đã nhẹ bớt và sức khỏe khởi sắc trở lại, các mẹ có thể thử lại. Bác sĩ sẽ thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để cố gắng ngăn chặn tái phát.

Nếu phôi phải đóng băng do OHSS, chuyên gia sẽ cấy lại vào tử cung và sẽ được tính là cùng một chu kỳ điều trị như lấy trứng lúc đầu.

Nếu muốn một chu kỳ điều trị mới, chị em có thể tìm kiếm trên các trang thông tin của các bệnh viện, tổ chức hỗ trợ, nhưng nó phụ thuộc vào việc mẹ đã có bao nhiêu chu kỳ điều trị trước đây. Liên hệ với phòng khám để tìm hiểu chính sách mà mẹ có thể được hưởng.

Nếu hai vợ chồng đang vật lộn để đối phó với việc dừng hay thay đổi điều trị, đừng chịu đựng đau khổ trong im lặng.

Hãy trò chuyện với bạn bè, gia đình và bác sĩ ở phòng khám về cảm giác của bản thân để nhận được sự hỗ trợ hoặc nói chuyện với những người có cùng hoàn cảnh trong các nhóm cộng đồng IVF.

Xem thêm:

Các phương pháp điều trị sinh sản và tỷ lệ thành công

Các loại thuốc hỗ trợ sinh sản dành cho phụ nữ

Hiến tặng trứng và phôi

Nguồn: Babycentre

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online – Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. 

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết. 

Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

 

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x