Cách chọn thức ăn dặm bé từ 5-6 tháng

Những Loại Thức Ăn Dặm Cho Bé Từ 4-6 Tháng

Chọn thức ăn dặm cho bé từ 4 tháng tuổi trở lên

Từ tháng thứ 4

Nếu bé bú sữa công thức, thì bạn đã có thể cho bé bú sữa pha bằng nước cháo loãng (lấy 1 thìa café gạo) và nửa lít nước. Nấu sôi trong vòng một tiếng đồng hồ, thêm nước chín vào cho đủ nửa lít dùng để pha sữa cho bé trong ngày.

  • Bạn cũng có thể tự làm loại bột này, bằng cách pha một hoặc hai thìa bột với khoảng 6 thìa sữa (180g).Thêm nước và chút muối, để lửa nhỏ, nấu chừng 20 phút là có ngay một loại bột sữa ngon lành cho bé.
  • Bột và nước cháo giúp bé mau lên cân và giúp tiêu hóa sữa nhanh hơn. Đồng thời cũng tập dần cho bé quen các thức ăn cứng để dễ cai sữa sau này.
  • Sữa vẫn là thức ăn chính của bé trong giai đoạn này. Bé 4 tháng ăn 2-3 thìa bột, bé 5-6 tháng ăn 4-5 thìa bột là nhiều.

Từ tháng thứ 5

bé có thể bú sữa với nước cháo đậm đặc (hai thìa gạo) và ăn thêm bột sữa. Trên thị trường có nhiều loại bột sữa pha chế sẵn, chỉ cần thêm nước chín vào, khuấy đều là xong.

  • Có thể cho bé ăn thêm rau: cà rốt, khoai bí, rau muống, rau dền, đậu… nấu nhừ. Dùng nước pha sữa rồi dần dần cho ăn cả xác tán nhuyễn, thêm chút muối hoặc sữa, đường.

Từ tháng thứ 6

Cho thêm thịt vào hầm vói rau cải, mỗi ngày cho bé ăn một vài thìa, tuần ăn 3-4 lần.

  • Cũng trong thời gian này, mỗi tuần cho ăn thêm trứng. Chỉ lấy lòng đỏ, 1 tuần ăn 2 lần, mỗi lần khoảng 1/3 đến 1/2 lòng đỏ trứng.
  • Bé cũng có thể ăn thêm cam, chuối…Nếu bé bú sữa công thức từ nhỏ thì có thể cho bé uống nước cam, chanh từ trong tháng vì bé cần đưực bổ sung sinh tố. Mỗi lần thêm một thức ăn mới, nếu bé tỏ vẻ không hợp thì mẹ đừng ép.

Bài viết liên quan >>

Đặc điểm của thức ăn dặm

Thức ăn dặm có nhiều loại, trong đó loại chính là bột dinh dưỡng. Có nhiều vị mặn ngọt khác nhau, được chế biến sẵn. Nghĩa là đã đưực làm chín, do đó không cần nấu. Chỉ cần hòa tan với nước ấm sẽ có ngay một bữa ăn ngon lành cho bé.

Ưu điểm: Là thức ăn mịn đều, dễ hòa tan trong nước, giúp bé dễ nhai nuốt, tiêu hóa tốt và tạo cảm giác ngon miệng. Dễ dàng chế biến, thuận tiện khi người chăm sóc bé phải đi làm, hay là cho bé đi chơi xa. Dễ dàng thay đổi vị cho bé vì chủng loại đa dạng.

Thức ăn dặm thường được chế biến và phối hợp từ các loại nguyên liệu như: Gạo, đậu, ngũ cốc, rau quả, thịt, cá, trứng, sữa…

Thức ăn dặm có sẵn thường đáp ứng các yêu cầu sau

  • Đầy đủ dinh dưỡng vói 4 nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.
  • Đầy đủ năng lượng cung cấp hàng ngày cho bé.
  • Phù họp với thói quen và khẩu vị của bé.
  • Ngoài ra còn có loại thực phẩm dạng hạt dành cho lứa tuổi đã mọc răng: bánh ăn dặm có bổ sung vitamin, calcium, DHA… thỏa mãn nhu cầu thích nhai, cắn của bé

Phân loại các dạng bột ăn sẵn

  • Có công thức hoàn chỉnh: có thành phần dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất; chỉ cần pha với nước ấm.
  • Loại có công thức chưa hoàn chỉnh: cần pha thêm rau, đạm; nhóm này được chế biến từ các ngũ cốc.(Mục đích của nhà sản xuất là giúp người chăm sóc linh động thay đổi khẩu vị cho bé bằng cách bổ sung rau, đạm theo ý muốn.

Phân loại bột ăn sẵn theo vị

  • Bột mặn

Có vị mặn của thịt heo, bò, gà, cá, tôm, cua…

  • Bột ngọt

Có hương vị ngọt của hỗn hợp trái cây như táo, chuối, cam, vani, chocolate…

Yêu cầu dinh dưỡng, dù phân loại theo cách nào thì thức ăn dặm công nghiệp. Cũng phải tuân theo các quy định của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Liên Hiệp Quốc. (WHO/ FAO Codex stand 74-1981) là đầy đủ thành phần cần thiết và bảo đảm chất lượng. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn dặm phải cao, thành phần và đặc tính dinh dưỡng cân đối. Để cùng vói sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Trong đó đặc biệt quan tâm đến đạm và sắt.

  • Đạm

Cần phải bổ sung đầy đủ đạm để đáp ứng sự phát triển của trẻ. Chiếm 15% tính trên trọng lượng bột khô, nhưng không cung cấp quá khả năng bài tiết của thận trẻ.

  • Sắt

Nhu cầu về sắt trong lứa tuổi ăn dặm cao. Nếu không cung cấp đủ sẽ dẫn đến trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt. Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí óc và thể chất sau này. Trong thực phẩm cho bé dưới 3 tuổi không bổ sung muối (chỉ có muối từ nguyên liệu)

Đối với thức ăn dặm, bà mẹ cần hiểu rõ đậm độ nhiệt lượng và độ đặc. Đây là những yếu tố quan trọng và có mối liên quan chặt chẽ vói nhau.

Thông thường, việc tăng hàm lượng chất khô cũng đồng nghĩa vói tăng đậm độ nhiệt lượng. Nếu tăng độ đặc của bột thì trẻ sẽ rất khó ăn, khó nuốt. Còn nếu độ đặc của bột vừa phải thì hàm lượng năng lượng thấp. Trong khi dung tích dạ dày của trẻ còn nhỏ, có giới hạn nên khó đáp ứng đủ năng lượng.

Lưu ý:

Thức ăn dặm là thức ăn dành cho đối tượng đặc biệt là trẻ em từ 5 tháng tuổi trở lên. Do đó không thể dùng thức ăn dặm dành cho lứa tuổi lớn hơn.

0 0 đánh giá
Article Rating
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x